Việc phá giá đồng nhân dân tệ khiến cho một số người hưởng lợi nhưng không ít những tổ chức, cá nhân phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề.
Ngày11/8, Trung Quốc đã làm khiến cho thị trường toàn cầu phải chấn động khi lần đầu tiên phá giá đồng tiền của mình trong hai năm.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA) tại thời điểm đóng cửa hôm qua là 211 điểm giảm mạnh sau khi đạt được mức cao 250 điểm ngày hôm trước. Trong khi đó chỉ số S&P 500 dựa trên vốn hóa thị trường của 500 công ty giao dịch và chỉ số Nasdaq của toàn bộ các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq cũng chịu chung tình trạng “đỏ lửa”. Thị trường chứng khoán Châu Âu và châu Mỹ Latin cũng lâm vào tình cảnh tương tự.
Với nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng và nhu cầu đối với hàng xuất khẩu trong nước, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã quyết định cho phép đồng nhân dân tệ mất giá gần 2\% so với đồng đôla Mỹ. Đây là sự phá giá lớn nhất trong hai thập kỷ qua. Động thái này của Trung Quốc cũng đã gây ảnh hướng đến tỷ giá hối đoái của một số loại tiền tệ toàn cầu.
Việc phá giá đồng nhân dân tệ khiến cho một số người hưởng lợi nhưng không ít những tổ chức, cá nhân phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề.
Vậy ai chịu thiệt từ động thái này của Trung Quốc?
1. Các thương hiệu cao cấp
Trung Quốc là thị trường rất lớn cho các thương hiệu xa xỉ. Nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc đã là một mối lo lắng của các nhà đầu tư vào thị trường này. Việc phá giá đồng nội tệ sẽ càng ảnh hưởng mạnh đến doanh thu của các hãng.
Cổ phiếu của thương hiệu thời trang Burberry (BBRYF) đã giảm 3,8\% sau động thái của PboC trong khi hãng Tiffany (TIF) giảm 2,5\% - hơn 10\% doanh số bán hàng ở cả hai công ty trên đến từ thị trường Trung Quốc. Thương hiệu Prada (PRDSF) giảm 4,4\% tại Hồng Kông, và Coach (COH) giảm 1,5\% tại New York.
2. Chất bán dẫn
Các công ty sản xuất con chip cho điện thoại di động phần lớn cũng tập trung về thị trường Trung Quốc. Cổ phiếu của nhà sản xuất chất bán dẫn Micron (MU) đã giảm 4\% vào hôm qua sau khi nhận đươc tin xấu từ đại lục. Được biết hơn 30\% doanh thu của công ty này đến từ thị trường Trung Quốc vào năm ngoái. Các công ty bán dẫn khác như Texas Instruments (TXN) và Altera (ALTR) cũng chịu chung mức giảm.
3. Kim loại và Khoáng sản
Các công ty khai khoáng các khoáng sản như sắt, đồng và nhôm, các kim loại khác ở nước ngoài xem Trung Quốc như một đối tác lớn. Đồng nội tệ của Trung Quốc mất giá làm tăng giá nhập khẩu hàng hóa vào nước này. Công ty Freeport-McMoRan (FCX), công ty khai thác mỏ quốc tế hàng đầu có trụ sở tại Phoenix, Arizona, Mỹ, giảm gần 14\% vào hôm qua. Tương tự như thế, ba công ty Joy Global (JOY) giảm 5,5\%, BHP Billiton (BBL) giảm 4,6\% và Rio Tinto (RTNTF) giảm 3\%.
4. KFC
Công ty mẹ của hãng thức ăn nhanh nổi tiếng KFC, công ty KFC Yum Brands (YUM) là một trong số những doanh nghiệp chịu thiệt hại lớn nhất từ động thái phá giá đồng nhân dân tệ của PBoC. Được biết, một nửa doanh thu của KFC đến từ thị trường Trung Quốc. Hôm qua, cổ phiếu của KFC đã giảm 5\%.
5. Apple
Cổ phiếu của Apple giảm gần 4\% vào hôm qua. Apple sản xuất điện thoại của mình tại Trung Quốc, do đó hãng có thể có lợi khi mua các thiết bị phần cứng ở đại lục với một mức giá thấp hơn. Tuy nhiên, Apple cũng bán phần lớn iPhone ở Trung Quốc, và sự phá giá tiền tệ khiến cho những chiếc iPhone trở nên đắt tiền hơn đối với những người tiêu dùng Trung Quốc bình thường, làm ảnh hưởng đến doanh thu của hãng.
Ai hưởng lợi? Các nhà nhập khẩu từ Trung Quốc
Sự phá giá đồng nhân dân tệ nhằm hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc. Đồng thái này sẽ khiến cho các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc rẻ hơn. Trong trường hợp này ngoài những nhà xuất khẩu ở Trung Quốc, các nhà bán lẻ toàn cầu, nhập khẩu sản phẩm từ đại lục, cũng sẽ được hưởng lợi. Cổ phiếu của tập đoàn Walmart (WMT), nhà nhập khẩu lên đến hàng chục tỷ đô la giá trị của hàng hóa mỗi năm ở Trung Quốc, đã nhích lên ít hơn 1\% vào hôm qua.
Theo Người đưa tin
[mecloud]pZ0cyYfCbL[/mecloud]