(ĐSPL) - Tổng thống mới đắc cử Donald Trump đã có những động thái đầu tiên để thực hiện cam kết buộc Apple phải sản xuất sản phẩm tại Mỹ.
Theo tin tức trên báo Dân trí, Trong quá trình vận động tranh cử của mình, Tổng thống mới đắc cử Donald Trump đã từng tuyên bố sẽ buộc Apple phải sản xuất sản phẩm tại Mỹ nếu ông trở thành Tổng thống. Giờ đây, ông đang có những động thái đầu tiên để thực hiện tuyên bố đó.
Liên quan đến thông tin này, báo Tuổi trẻ đưa tin, Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết đã nói chuyện điện thoại với giám đốc điều hành Tim Cook, đề nghị Apple đưa chuỗi dây chuyền sản xuất iPhone về lại Mỹ. Thông tin này đã được ông Trump kể lại trong cuộc trao đổi về nhiều chủ đề khác nhau tại trụ sở báo New York Times mới đây.
Donald Trump bắt đầu thực hiện các bước buộc Apple trở về Mỹ sản xuất. |
“Tim này, ông biết là một trong những điều sẽ trở thành thành tựu thực sự với tôi là khi tôi có thể thuyết phục được Apple xây dựng một nhà máy lớn tại Mỹ, hoặc nhiều nhà máy lớn tại Mỹ, thay vì phải tới Trung Quốc, Việt Nam hay tới những nơi khác, các anh sẽ sản xuất sản phẩm tại đây”, Ông Trump kể lại cuộc trò chuyện.
Donald Trump cho biết đáp lại lời đề nghị của mình, Tim Cook trả lời rằng ông hiểu và sẽ ghi nhận ý kiến này. Trump còn cho biết, ông còn hứa hẹn với Tim Cook rằng Apple sẽ nhận được các ưu đãi ngay nếu xây dựng một hoặc nhiều nhà máy lớn tại Mỹ để sản xuất các thiết bị của Apple. Một trong số đó là nới lỏng các quy định, quy chế và cắt giảm thuế nhằm vào các tập đoàn, trong đó có Apple.
Hiện tại, Apple vẫn chưa có xác nhận hay phản hồi gì về thông tin ông Trump đưa ra trên truyền thông.
Tuy nhiên, việc thuyết phục hoặc thậm chí ép buộc Apple phải chuyển nhà máy sản xuất về Mỹ là điều không hề dễ dàng. Thứ nhất, số lượng công nhân làm trong ngành sản xuất và lắp ráp tại Mỹ đã giảm đi 5 triệu người kể từ năm 2000. Điều này chứng tỏ, người Mỹ không còn mặn mà với công việc làm công nhân trong các nhà máy lắp ráp và sản xuất. Thứ hai, vào năm 2011, khi Steve Jobs vẫn còn sống, vị CEO này đã từng khẳng định rằng “công việc lắp ráp sẽ không bao giờ trở lại trên đất Mỹ như trước đây”.
Bên cạnh đó, Apple vẫn tiếp tục muốn tận dụng nguồn nhân công giá rẻ, điều này giúp Apple có thể tăng được lợi nhuận cho công ty khi mà giá bán các sản phẩm của Apple vẫn rất cao so với mặt bằng chung. Apple cũng phụ thuộc vào chuỗi cung ứng linh kiện cho các sản phẩm của hãng, chủ yếu đều được sản xuất tại Trung Quốc. Do vậy việc tập hợp các linh kiện để lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều.
Trước đó, Apple đã thử sản xuất sản phẩm tại Mỹ trước đây, nhưng không đạt được hiệu quả. Vào năm 2014, Apple cũng từng nỗ lực xây dựng một vài nhà máy tinh thể sapphire ở Mỹ, nhưng quá trình sản xuất hợp tác với các đối tác khác không hiệu quả và đóng cửa vào cuối năm 2014.
Trung Quốc được xem là công xưởng của thế giới, dân số của Trung Quốc xấp xỉ 1.35 tỉ người. Do vậy nguồn lao động ở Trung Quốc rất dồi dào trong khi yêu cầu về tiền lương, bảo hiểm, phụ cấp của họ lại không cao, nhiều nhà máy còn đưa ra chính sách trả lương 1 lần 1 năm. Bên cạnh đó Trung Quốc không đưa ra luật quy định về các vấn đề lao động trẻ em, giờ lao động hay lương tối thiểu, trong khi điều này được quy định một cách cụ thể và rộng hơn tại Mỹ và các quốc gia phương Tây. Bên cạnh đó Trung Quốc còn có các chính sách về thuế xuất khẩu rất cạnh tranh: thuế giá trị gia tăng đánh vào hàng xuất khẩu bằng không. Mặt khác thì Mỹ không có thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế nhập khẩu chỉ áp với thuốc lá và rượu. Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được dịch từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo Link nguồn: http://www.investopedia.com |
Nhân Văn (tổng hợp)
Video đang được xem nhiều nhất:
[mecloud]GV2fOjlrSC[/mecloud]