+Aa-
    Zalo

    Ông Nguyễn Hữu Linh được đặc cách xin cấp chứng chỉ hành nghề luật sư không cần qua đào tạo

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ông Nguyễn Hữu Linh- người bị khởi tố về tội dâm ô bé gái trong thang máy là trường hợp được đặc cách xin cấp chứng chỉ hành nghề luật sư mà không cần qua đào tạo.

    Ông Trần Tuấn Lợi, Chánh văn phòng Đoàn Luật sư Đà Nẵng cho biết, ông Nguyễn Hữu Linh- người vừa bị khởi tố về tội dâm ô bé gái trong thang máy là một trong những trường hợp được đặc cách xin cấp chứng chỉ hành nghề luật sư mà không cần qua đào tạo.

    Liên quan đến vụ bé gái bị sàm sỡ trong thang máy, ngày 21/4, Công an quận 4, TP.Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Hữu Linh, SN 1958, trú quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng về hành vi Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo Điều 146 bộ Luật Hình sự năm 2015.

    Ông Linh là nguyên Viện phó VKSND TP.Đà Nẵng, về hưu giữa năm 2018 và đang là luật sư thuộc đoàn Luật sư TP.Đà Nẵng.

    Ông Nguyễn Hữu Linh được đặc cách cấp thẻ luật sư và tham gia vào đoàn Luật sư TP.Đà Nẵng.

    Ngay khi thông tin này được lan truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng, người dân Đà Nẵng tỏ ra hài lòng, ủng hộ quyết định của cơ quan công an.

    Nhiều luật sư ở Đà Nẵng cũng kiến nghị cơ quan chức năng cần sớm hoàn tất điều tra để đưa vụ án này ra xét xử để răn đe. Họ cũng đề nghị Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng xem xét xử lý ông Nguyễn Hữu Linh.

    Trao đổi với PV Tri Thức Trực Tuyến, Ông Trần Tuấn Lợi, Chánh văn phòng Đoàn Luật sư Đà Nẵng, cho biết ông Linh là thành viên của Đoàn Luật sư Đà Nẵng. Sau khi nghỉ hưu hồi tháng 6/2018, ông Linh có đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề và đến tháng 10/2018, người đàn ông này được cấp thẻ luật sư.

    Theo ông Trần Tuấn Lợi, nguyên Viện phó VKSND TP Đà Nẵng là một trong những trường hợp có đủ điều kiện được đặc cách xin cấp chứng chỉ hành nghề luật sư mà không cần qua đào tạo.

    “Chúng tôi mới nghe thông tin trên báo chí chứ hiện chưa nhận được văn bản hay thông báo từ các cơ quan chức năng. Ông Linh là thành viên của Đoàn Luật sư Đà Nẵng nên sau khi bị khởi tố, cơ quan chức năng sẽ có thông báo về cơ quan chủ quản”, ông Lợi nói.

    Ông Lợi cũng cho biết khi có văn bản chính thức từ cơ quan điều tra, xác định rõ hành vi vi phạm của ông Linh thì Đoàn Luật sư Đà Nẵng sẽ căn cứ vào luật Luật sư để xem xét hình thức xử lý.

    Liên quan đến vụ việc, trao đổi với PV Người Đưa Tin về hình thức xử lý đối với một luật sư vi phạm, luật sư Lê Cao, đoàn Luật sư TP.Đà Nẵng cho biết, hiện nay, việc một luật sư bị khởi tố để điều tra về một tội danh nào đó, về nguyên tắc suy đoán vô tội thì họ đang bị khởi tố để điều tra về một hành vi có dấu hiệu phạm pháp, họ bị khởi tố thì về địa vị pháp lý trong vụ án họ là nghi can. Và chỉ khi bị kết án, có bản án có hiệu lực mới bị xem là có tội, tuy nhiên, vấn đề liên quan đến hành nghề vẫn có những tiêu chuẩn cơ bản đối với các nghề nghiệp, mà theo đó dù mới bị khởi tố bị can, nhưng có thể một người cũng có thể bị xem xét các hình thức kỷ luật theo luật Luật sư, theo Điều lệ của liên đoàn Luật sư Việt Nam.

    Ông Nguyễn Hữu Linh bị khởi tố về tội Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi. Ảnh cắt từ camera

    Luật sư Lê Cao dẫn chứng, theo quy định của luật Luật sư, điều 40 Điều lệ liên đoàn Luật sư Việt Nam thì trường hợp một luật sư mà đã có bản án bằng một bản án hình sự đã có hiệu lực, thì đương nhiên bị xóa tên khỏi đoàn luật sư, thu hồi thẻ luật sư.

    Còn đối với trường hợp khác, dù chưa bị kết án nhưng theo điều 85 của Luật luật sư, khi luật sư vi phạm quy định của luật Luật sư, chẳng hạn không đủ tiêu chuẩn về phẩm chất người luật sư theo Điều 10 của luật Luật sư, vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam và các quy định khác của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây: Khiển trách; Cảnh cáo; Tạm đình chỉ tư cách thành viên đoàn luật sư từ 6 tháng đến 24 tháng; Xoá tên khỏi danh sách luật sư của đoàn luật sư.

    Luật sư Cao cho biết thêm, vấn đề kỷ luật một luật sư bị khởi tố thuộc thẩm quyền của ban Chủ nhiệm đoàn luật sư theo đề nghị của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của đoàn. Trong trường hợp luật sư bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của đoàn, phải thông báo bằng văn bản với sở Tư pháp và đề nghị bộ Tư pháp thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, đề nghị liên đoàn Luật sư Việt Nam thu hồi thẻ luật sư.

    "Theo chúng tôi, vấn đề xem xét kỷ luật đối với luật sư trong trường hợp như thế này thuộc về đánh giá, nhận định về tính chất, mức độ vi phạm của người luật sư liên quan đến điều kiện, tiêu chuẩn của một luật sư. Đây là trường hợp không phải là đương nhiên bị thu hồi thẻ mà do đánh giá nhận định của ban Chủ nhiệm đoàn luật sư và điều này cần sự tham mưu, đánh giá khách quan cũng như đầy trách nhiệm của Hội đồng khen thường kỷ luật của đoàn.

    Do đó, vấn đề kỷ luật hay chưa kỷ luật là nằm trong thẩm quyền của đoàn Luật sư TP.Đà Nẵng xem xét, quyết định dựa trên các quy định của luật Luật sư, Điều lệ liên đoàn Luật sư Việt Nam, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam và các quy định nội bộ của đoàn Luật sư Việt Nam", luật sư Cao nói.

    Theo luật sư Hà Huy Phong - Công ty Luật TNHH Inteco cho biết, khái niệm Dâm ô có thể được hiểu là hành vi xúc phạm nhân phẩm người khác nhằm kích thích hoặc thỏa mãn tình dục, trừ hành vi giao cấu với chính người bị xúc phạm. Hành vi dâm ô bị coi là tội phạm khi đối tượng của hành vi này là trẻ em (người dưới 16 tuổi) và chủ thể là người đã thành niên (từ đủ 18 tuổi) theo quy định tài điều 146 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

    Hành vi dâm ô đến mức bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam là hành vi của người đã thành niên mà thực hiện một trong các hành vi xâm hại tình dục đối với người dưới 16 tuổi để thỏa mãn dục vọng của bản thân như: Sờ mó, nắn bóp, cọ xát vào bộ phận sinh dục của nạn nhân hoặc bắt ép, yêu cầu nạn nhân phải sờ mó, nắn bóp, cọ xát tay chân, cơ thể vào bộ phận sinh dục của mình nhằm thỏa mãn dục vọng của bản thân nhưng không có mục đích quan hệ tình dục.

    Nếu hành vi sờ mó, nắn bóp, đụng chạm nhằm mục đích thực hiện hành vi quan hệ tình dục nhưng chưa kịp thực hiện hành vi thì bị chống trả, bị phát hiện, bắt giữ thì hành vi này sẽ bị xử lý về tội hiếp dâm trẻ em (nếu nạn nhân chưa đủ 13 tuổi) hoặc tội giao cấu với người chưa đủ 16 tuổi (nếu nạn nhân từ đủ 13 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi).

    Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi theo quy định tại điều 146 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì bị phạt tù từ 06 tháng đên 03 năm tù, Trường hợp phạm tội theo các điều tại khoản 2, khoản 3 điều 146 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm tù và từ 07 năm đến 12 năm tù.

    Nguyễn Phượng (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ong-nguyen-huu-linh-duoc-dac-cach-xin-cap-chung-chi-hanh-nghe-luat-su-khong-can-qua-dao-tao-a272139.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan