+Aa-
    Zalo

    Ông Nguyễn Công Tạn – “cha đẻ” ứng dụng kỹ thuật lúa lai

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Nguyên Phó Thủ tướng Nguyên Công Tạn được gọi là “cha đẻ” của việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật lúa lai vào nước ta từ đầu những năm 90 thế kỷ trước.

    (ĐSPL) -Nguyên Phó Thủ tướng Nguyên Công Tạn được gọi là “cha đẻ” của việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật lúa lai vào nước ta từ đầu những năm 90 thế kỷ trước.

    Ông Nguyễn Công Tạn – “cha đẻ” ứng dụng kỹ thuật lúa lai

    Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn thăm cánh đồng mía năng suất cao ở Tây Ninh (Ảnh Nông nghiệp Việt Nam).


    Nguyên Phó Thủ tướng Nguyên Công Tạn sinh năm 1935 tại xã Thái Sơn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
    Ông từng tốt nghiệp kỹ sư nông nghiệp, giữ các chức vụ Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội (1983), Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hà Nội, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội. Tại Đại hội Đảng VI (1986) ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.
    Năm 1987, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Năm 1995, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
    Ông giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ từ năm 1997–2002. Sau khi về hưu, ông thành lập trường Đại học dân lập Thành Tây và tiếp tục đóng góp, cống hiến cho nền nông nghiệp nước nhà.
    Trong những năm 60 và 70, là Thường vụ Trung ương Đoàn TNCSHCM, ông là người đi tiên phong trong phong trào thanh niên “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang” chống Mỹ cứu nước, tập hợp lực lượng trẻ đi xây dựng Khu kinh tế đầu tiên của Đoàn Thanh niên, khai sơn phá thạch, khẩn hoang ở vùng rừng Quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ) ngày nay.
    Khi công tác tại Bộ Nông nghiệp (1978), ông là người có công lớn trong việc xây dựng vùng kinh tế mới ở miền Trung, miền Nam và khai hoang vùng Tây Nguyên, Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên… góp phần giải quyết mục tiêu an ninh lương thực quốc gia và phân bổ lại lực lượng lao động, lực lượng sản xuất, khôi phục kinh tế nông nghiệp sau chiến tranh.
    Trong những năm 1990, 2000, ông là chủ biên của những chương trình lớn như chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; phát triển kinh tế trang trại; chương trình rau, hoa, quả; chương trình giống quốc gia; chương trình thủy sản; chương trình trồng 5 triệu ha rừng; chương trình thủy lợi và thoát lũ ở ĐBSCL; chương trình khuyến nông…
    Ông Nguyễn Công Tạn – “cha đẻ” ứng dụng kỹ thuật lúa lai

    Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn (ở giữa) tại vườn ươm Thạch hộc tía ở Lâm Đồng.

    Ông cũng là người chủ trì xây dựng Luật Đất đai 1993, Luật Tài nguyên nước, Luật Phát triển rừng, Luật Đê điều, Luật Thú y, Luật Bảo vệ thực vật…
    Khi nghỉ hưu, ông vẫn say sưa tìm tòi, viết sách, dịch sách… lập viện nghiên cứu nông lâm nghiệp, có sản phẩm lúa chất lượng cao RVT, cỏ VA06, nuôi ngỗng trời, trồng cây mắc ca, cây nhiên liệu sinh học, cây dược liệu mới, ứng dụng công nghệ xanh…
    Ông Nguyễn Công Tạn – “cha đẻ” ứng dụng kỹ thuật lúa lai
    Nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn lội suối đi kiểm tra đồi mắc ca ở Điện Biên.
    Với những cống hiến to lớn cho ngành nông nghiệp, ông được mọi người phong tặng là “cha đẻ” của việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật lúa lai vào nước ta từ đầu những năm 90 thế kỷ trước.

    Ông Nguyễn Công Tạn, nguyên phó thủ tướng Chính phủ, đã từ trần ngày 1/11 tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Hà Nội.

    Tang lễ nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn sẽ được tổ chức vào thứ bảy, 8/11.

     
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ong-nguyen-cong-tan-cha-de-ung-dung-ky-thuat-lua-lai-a67423.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan