+Aa-
    Zalo

    Ông giáo nghèo và chuyến xe "chuyên chở tuổi thơ"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hơn 20 năm nay, cứ đúng 6h30 sáng, chuyến xe của thầy Mai Thuyết lại rong ruổi khắp các con hẻm lớn nhỏ ở quận 10 đưa đón các em học sinh.

    Hơn 20 năm nay, cứ đúng 6h30, chuyến xe của thầy Mai Thuyết lại rong ruổi khắp các con hẻm lớn nhỏ ở quận 10 (TP.HCM) đưa đón các em học sinh.

    Những năm 90 của thế kỷ trước, ông Mai Thuyết là giáo viên môn thể dục, còn vợ ông, bà Hồ Thị Bình, buôn bán tạp hoá của hợp tác xã tại nhà. Đồng lương giáo viên bộ môn còi cọc cùng mức thu nhập thấp của vợ khiến kinh tế gia đình ông rất chật vật. Nuôi ba đứa con đang tuổi ăn, tuổi học càng làm cho vợ chồng ông thêm phần khó khăn.

    Thầy giáo Mai Thuyết vẫn tìm cách cống hiến và giúp đỡ các em học sinh dù đã về hưu. Ảnh: Tri thức trực tuyến

    Năm 1995, giữa những bộn bề của cuộc sống mưu sinh, ông Thuyết được bạn bè tư vấn kiếm thêm thu nhập bằng cách mua ôtô đưa đón học sinh ở trường. Tuy nhiên, khi nói với cha về ý tưởng này, cha ông đã lập tức gạt đi với lý do "có biết chạy xe đâu mua làm gì?". 

    Tuy nhiên, ông Thuyết tâm sự khi ấy cũng không nghĩ gì nhiều, chỉ mong có công việc kiếm tiền nuôi con ăn học. Sau đó, ông Thuyết đã đi vay tiền của Quỹ công đoàn phòng GD&ĐT quận 10 và của phường theo diện "xoá đói giảm nghèo". Ngoài ra, ông bán luôn chiếc xe máy của mình và gom góp được 4 cây vàng để mua chiếc xe van cũ hiệu Isuzu rồi đi học lấy bằng lái xe.

    Kể từ đó, thầy giáo Thuyết ngoài nhiệm vụ chính dạy học còn kiêm thêm nghề lái xe đưa đón học sinh mỗi ngày. Thế là cứ đúng 6h30, chiếc xe của thầy giáo Mai Thuyết bắt đầu rời trường TH Võ Trường Toản lần lượt tới từng nhà đón các bé học sinh cho kịp giờ vào lớp lúc 7h15.

    Chuyến xe của thầy Mai Thuyết vẫn đều đặn khởi hành từ 6h30 mỗi sáng. Ảnh: Yan

    Vừa dạy học, vừa chạy xe, mỗi tháng chắt góp cũng đủ để thầy giáo nghèo chèo chống gia đình qua gian đoạn khó khăn bấy giờ. Giờ đây, dù con cái lớn, có gia đình và công việc ổn định, thầy giáo già  vẫn tiếp tục công việc đưa đón học sinh. Mỗi tháng chạy xe, ông không lấy quá nhiều tiền công của các gia đình học sinh, thu nhập có khi chẳng quá 3 triệu đồng nhưng ông vẫn vui vẻ với công việc hiện tại. 

    Bao nhiêu năm gắn bó với nghề, thầy Thuyết coi các em như con cháu của mình, vui buồn chẳng đếm xuể. Ngày nào thầy cũng kiểm tra xe thật kỹ càng, coi các em đầy đủ mới bắt đầu chạy, thiếu đứa nào, thầy Thuyết lại lật đật chạy đi tìm khắp sân trường. Ban đầu, từ mục đích kiếm tiền nuôi con, giờ thầy coi công việc như một cách để cổng hiến và hỗ trợ nhà trường cũng như giúp đỡ gia đình các em học sinh.

    Ông chia sẻ: “Mình làm cái này phần vì muốn giúp đỡ trường, phần cũng muốn phụ huynh yên tâm vì mình từng là giáo viên của trường, đưa đón các em cẩn thận. Nhưng thật sự chở các em đi học vậy mà vui, ở nhà không thì buồn lắm”.

    Thầy nói vui: “Làm việc này vì mình gắn bó với các em lâu rồi chứ chẳng ai kinh doanh bằng cái nghề này cả, tiền đổ xăng, sửa chữa xe, bảo hiểm, phí đường bộ… đủ thứ phải chi thì lỗ hết”.

    Nhọc nhằn là thế nhưng có lẽ thầy Thuyết sẽ chẳng bao giờ hối hận về quyết định ngày đó của mình. Để rồi hơn 20 năm sau, khi đã trải qua bao vui buồn trên chuyến xe ấy, nhớ lại ngày đầu tiên, thầy mỉm cười: “Đúng là nghề chọn mình chứ mình chẳng chọn nghề”.

    Minh Hạnh (T/h)


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ong-giao-ngheo-va-chuyen-xe-chuyen-cho-tuoi-tho-a350890.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan