+Aa-
    Zalo

    Ông chủ thực sự của Hãng phim truyện Việt Nam là ai?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ông chủ thực sự của Hãng phim truyện Việt Nam không phải là công ty vận tải thủy Vivaso mà lại là công ty chuyên về bất động sản của đại gia Nguyễn Thủy Nguyên.

    Ông chủ thực sự của Hãng phim truyện Việt Nam không phải là công ty vận tải thủy Vivaso mà lại là công ty chuyên về bất động sản của đại gia Nguyễn Thủy Nguyên.

    Vài ngày gần đây, câu chuyện cổ phần hóa tại Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) đang được dư luận quan tâm khi hàng loạt nghệ sĩ lên tiếng về thực trạng mở nhà hàng, khách sạn tại địa điểm của công ty này, chứ không còn sản xuất phim như thường lệ. Thực tế này khiến dư luận đặt ra câu hỏi, ông chủ hiện tại của VFS là ai? Khi đưa ra hàng loạt quy định, chính sách khiến nhiều nghệ sĩ lên tiếng về tương lai VFS.

    Theo tin tức mới nhất trên báo Tri thức trực tuyến, ông chủ thực sự tại VFS không phải là công ty vận tải thủy Vivaso như nhiều người lầm tưởng mà lại là công ty chuyên về bất động sản, hạ tầng giao thông Vạn Cường của vị đại gia Nguyễn Thủy Nguyên.

    Hãng phim truyện Việt Nam. Ảnh: Zing.vn

    Trước đó, ngày 14/4/2o016, VFS tiến hành đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) với mức giá khởi điểm 10.200 đồng/cổ phần. Sau cổ phần hóa, vốn điều lệ của VFS đạt 50 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước nắm giữ 20% vốn điều lệ, cán bộ công nhân viên nắm giữ 4,5% vốn, 10,5% vốn công ty được mang ra đấu giá công khai, còn lại 65% vốn cổ phần thuộc về nhà đầu tư chiến lược Tổng công ty vận tải thủy (Vivaso).

    Được biết, là doanh nghiệp có 96% doanh thu đến từ sản xuất phim nhưng VFS lại quản lý nhiều khu đất vàng có trị giá hàng nghìn tỷ đồng. Một trong những khu đất có vị trí đẹp như: khu đất tại xã Uy Nỗ, Đông Anh; số 46, ngõ 151 Hoàng Hoa Thám, số 4 Thụy Khuê hay số 6, Thái Văn Lung, TP.HCM.

    Sau khi cổ phần hóa, Vivaso đã trở thành ông chủ tại VFS chỉ với cái giá hơn 33 tỷ đồng để tóm gọn 65% vốn cổ phần tại đây. Ông chủ của Vivaso, Nguyễn Thủy Nguyên cũng nhanh chóng trở thành Chủ tịch tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam (tên mới của Hãng phim truyện Việt Nam).

    Tuy nhiên, vivaso thực chất cũng có số phận tương tự như VFS. Vivaso chỉ là một doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa tương tự như VFS với số vốn điều lệ hơn 320 tỷ đồng và Bộ Giao thông Vận tải đã thoái toàn bộ vốn khỏi doanh nghiệp này vào năm 2014. Sau khi cổ phần hóa, ông chủ của Vivaso chính là “đại gia” Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường, đơn vị sở hữu 77,1% vốn tại đây.

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thị sát Hãng phim truyện Việt Nam. Ảnh: Dân trí

    Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường được thành lập từ năm 1992. Theo hồ sơ đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp này do ông Nguyễn Thủy Nguyên làm đại diện pháp luật và là Tổng giám đốc công ty. Vạn Cường chuyên hoạt động trong lĩnh vực bất động sản hạ tầng giao thông, xây dựng với vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Tại thời điểm này, kết quả kinh doanh của Vivaso bắt đầu có dấu hiệu đi xuống.

    Ông Nguyễn Thủy Nguyên, Tổng giám đốc Vạn Cường, đồng thời là người nắm giữ tới 98,87% vốn điều lệ tại đây. Ông sinh năm 1958 tại Hà Nội. Trước khi trở thành ông chủ một doanh nghiệp bất động sản, hạ tầng giao thông lớn, ông từng nhận thầu phụ cho các công ty Cienco tại các dự án mở rộng Quốc lộ 1 từ những năm 1990. Thời điểm này, kết quả kinh doanh của Vivaso bắt đầu có dấu hiệu đi xuống.

    Liên quan đến ồn ào tại VFS, báo VnExpress cho hay, ngày 20/9, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã thị sát Hãng phim truyện Việt Nam (VFS). Ông gặp một số nghệ sĩ trong khuôn viên hãng phim như nhà biên kịch Nguyễn Xuân Thành, họa sĩ Thành Chương..., và trò chuyện với người dân xung quanh.

    Theo các nghệ sĩ, họ không biết trước thông tin Phó thủ tướng sẽ đến; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đi vòng cổng sau và gặp nhân viên bảo vệ, lắng nghe phản ánh về đời sống khó khăn của các nhân viên này sau khi hãng phim cổ phần hoá...

    Một nghệ sĩ nói rất vui trước việc Phó thủ tướng trực tiếp xuống tiếp xúc, nắm bắt thông tin từ những người lao động gắn bó lâu năm với VFS.

    Cơ cấu cổ phần tại VFS. Ảnh: Zing.vn

    "Vụ ồn ào tại VFS những ngày qua thu hút sự chú ý của dư luận. Nhiều nghệ sĩ tên tuổi đã viết vào lá đơn kêu cứu gửi Hội điện ảnh ngày 9/9, nêu thực trạng của Hãng phim lừng lẫy một thời sau cổ phần hóa. Chúng tôi mong cấp có thẩm quyền quan tâm, sớm giải quyết các vấn đề liên quan", nghệ sĩ này chia sẻ.

    Cũng trong chiều 20/9, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã họp với Ban chỉ đạo cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) và ban lãnh đạo mới của VFS sau khi cổ phần hóa, báo Tuổi trẻ cho hay.

    Đến cuối giờ chiều, bộ trưởng đã mở cửa đón tiếp báo chí nhằm trả lời công khai, minh bạch mọi thắc mắc về cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam suốt thời gian vừa qua.

    Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đã giải thích vì sao đất đai không được tính vào giá trị doanh nghiệp trong quá trình định giá Hãng phim truyện Việt Nam.

     "Hiện đất của hãng phim đều là đất thuê của Hà Nội. Theo nghị định của Chính phủ thì đất đi thuê không được tính vào giá trị của doanh nghiệp. Với Hãng phim truyện Việt Nam, chỉ có nhà cửa trên đất đai được tính vào giá trị của doanh nghiệp.

    Dư luận nói Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch "bán nguyên đất" cho doanh nghiệp là sai. Vì trước khi duyệt kế hoạch cổ phần hóa, Hãng phim truyện Việt Nam phải có phương án sử dụng từng miếng đất và phương án đó phải phù hợp với phương án cổ phần hóa.

    Trong cuộc họp này, chủ tịch HĐQT Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso) Nguyễn Thủy Nguyên thừa nhận những sai sót trong quá trình điều hành doanh nghiệp đã dẫn đến những hiểu lầm, gây mất đoàn kết nội bộ.

    Trước câu hỏi nghi ngờ về năng lực sản xuất phim của Vivaso, ông Nguyễn Thủy Nguyên trả lời:

    "Mọi người vẫn nghĩ tôi làm ở Công ty Vận tải thủy thì tôi là thủy thủ. Nói thật cả năm tôi còn chẳng xuống xuồng bao giờ. Tôi kinh doanh rất nhiều lĩnh vực, từng làm câu lạc bộ nhảy, nhà hàng, khách sạn, tôi làm đủ hết… Hiện giờ mới cổ phần hóa được 2 tháng, chưa thể giải quyết hết mọi việc. Nhưng tôi cam kết sẽ thực hiện tất cả những cam kết với Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, cam kết sẽ tạo điều kiện để đời sống anh em trong hãng phim phải tốt hơn trước và sẽ trả các khoản nợ của công ty, để Nhà nước yên tâm không phải bù lỗ".

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ong-chu-thuc-su-cua-hang-phim-truyen-viet-nam-la-ai-a202552.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan