+Aa-
    Zalo

    Ôm con gái đi cấp cứu, cha mẹ "không đứng vững" khi biết nguyên nhân

    (ĐS&PL) - Bé 5 tuổi đại tiện ra máu tươi lẫn máu cục 5 lần nhưng chỉ đến khi bé mệt mỏi, da nhợt nhạt, gia đình mới vội đưa bé đến một phòng khám cấp cứu.

    Thông tin trên báo VietNamnet, sáng 20/7, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) tiếp nhận bênh nhi (5 tuổi). Tại đây, ngay khi có kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ nhận thấy bé bị thiếu máu nghiêm trọng, chỉ định truyền khối hồng cầu cho bệnh nhi. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ chỉ định nội soi dạ dày, đại tràng cho bé.

    Bệnh nhi được chuyển đến Trung tâm Tiêu hóa hô hấp thực hiện nội soi. Ngay khi thiết bị nội soi đến khu vực đại tràng đã phát hiện 1 polyp kích thức 3cm có cuống, bề mặt xung huyết, trực tràng có một polyp kích thức 0,8cm.

    Các bác sĩ đã nhanh chóng thắt và cắt 2 polyp, đồng thời cầm máu cho bệnh nhi thành công, chuyển bé gái về khoa Nhi tiếp tục theo dõi và điều trị.

    Bệnh nhi được các bác sĩ chăm sóc, điều trị. Ảnh: VietNamnet

    Bệnh nhi được các bác sĩ chăm sóc, điều trị. Ảnh: VietNamnet

    Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, polyp đại trực tràng là bệnh khá phổ biến ở trẻ em, tỷ lệ mắc bệnh là 1 - 5%. Trẻ nhỏ mắc polyp đại trực tràng, bệnh thường có các biểu hiện đi ngoài phân máu tươi cuối bãi và kéo dài.

    Ở nước ta, polyp đại trực tràng ở trẻ em chưa được chú ý nhiều đặc biệt là ở tuyến y tế cơ sở và phòng khám các bệnh viện. Chẩn đoán bệnh dựa vào lâm sàng và thăm trực tràng có thể xác định được đa số các trường hợp polyp đại trực tràng. Nội soi đại tràng bằng ống soi mềm là kỹ thuật có giá trị nhất đề chẩn đoán và điều trị polyp đại trực tràng.

    Nghiên cứu của bác sĩ Trần Văn Quang, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chỉ ra rằng, đa số trẻ mắc polyp đại tràng được tuyến trước chẩn đoán là ỉa máu chưa rõ nguyên nhân (54,7%), hội chứng lỵ 22,3%, trĩ...

    Chỉ một số ít trẻ được chẩn đoán đúng là polyp đại trực tràng, do vậy nhiều trường hợp trẻ phải dùng nhiều loại thuốc kháng sinh một cách không cần thiết.

    Polyp đại trực tràng là bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Ảnh minh họa

    Polyp đại trực tràng là bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Ảnh minh họa 

    Polyp trẻ em thường đa số là polyp thiếu niên (Juvenile polyp), thường lành tính khu trú chủ yếu ở trực tràng và đại tràng sigma 87,6%, Polyp đại tràng trẻ em thường là loại đơn độc, có cuống và kích thước polyp 0,5-1cm. Tuy nhiên cũng có không ít những trường hợp polyp to 2-3 cm hoặc có vài polyp đến hàng trăm polyp ở đại tràng.

    Với các trường hợp nhiều polyp là bệnh polyp có tính chất gia đình FAP, nhiều người trong gia đình mắc bệnh, polyp rất nhiều ở không những đại tràng mà cả ở ruột non, thường tiên lượng nặng và có xu hướng phát triển thành ác tính cao. Một số có thể gặp trong Hội chứng Peutz- Jeghers, ngoài polyp ở ruột có thể có những mảng sắc tố đen ở miệng, tay... thường tiên lượng cũng dè dặt.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/om-con-gai-i-cap-cuu-cha-me-khong-ung-vung-khi-biet-nguyen-nhan-a447715.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan