Vì không thể sinh con nên hai vợ chồng nghèo Giang – Tuấn quyết định xin một đứa con nuôi, không ngờ hơn 20 năm sau đứa trẻ đáp đền công lao của anh chị như vậy.
Dù giàu hay nghèo vợ chồng nào cũng mong muốn có được một đứa con, nhưng đời người có bao giờ được như ý muốn. Gia đình vợ chồng Giang – Tuấn thuộc vào hộ nghèo nhất trong vùng, vật chất thiếu thốn đã đành, nay cả hai vợ chồng lại mắc bệnh vô sinh nên ước muốn có được mụn con là không thể. Hai vợ chồng nghèo chỉ biết dựa vào nhau mà sống, sống với nhau bằng tình cảm.
Ở trong làng cả hai chỉ sống nhờ nghề làm thuê, ai thuê gì làm nấy, khi không có người thuê thì vợ chồng cầy cuốc mảnh ruộng, mảnh vườn sau nhà. Nếu chỉ để sống qua ngày thôi thì Giang, Tuấn sẽ cứ mưu sinh như vậy ở cái nơi làng quê hẻo lánh này đến hết đời. Thế nhưng, Giang lại hi vọng một cuộc sống khác, tốt đẹp hơn, đặc biệt cô hi vọng sẽ có một mụn con dù là con nuôi. Giang bàn với chồng, đóng cửa nhà để đó, lên thành phố thuê nhà, kiếm việc lập nghiệp, sau này có cơ hội mà xin được đứa con nuôi thì tốt biết mấy “Mình có sức khỏe ở đâu mà chả sống được, ở làng quê này ai cũng biết mình nghèo khó chả ai người ta cho mình nhận con nuôi đâu”. Nghe vợ nói vậy, Tuấn cũng gật đầu đồng ý.
Sáng hôm sau đúng như kế hoạch đã bàn, vợ chồng Giang đóng cửa lại, tay nải bắt xe lên thành phố mong tìm được cuộc sống mới. Với những người tay trắng như vợ chồng giang thì chẳng điều gì có thể hù dọa được họ, ở quê bao công việc vất vả họ đã trải qua hết, lên thành phố công việc có đáng chi. Tuấn xin vào làm thợ xây, phụ hồ, một ngày cũng kiếm được đôi trăm, còn Giang xin đi rửa bát thuê. Trừ hết tiền ăn uống, thuê nhà thì cuối tháng cả hai cũng bỏ ra được chút tiền làm vốn. So với ở quê có lẽ cuộc sống trên này phù hợp với vợ chồng Giang hơn.
Hơn 1 năm trôi qua, vợ chồng Giang vẫn sống với nhau như vậy, nhiều lần Giang tủi thân khi nghĩ đến con cái, thấy người ta đưa con đi học, đi chơi là Giang lại khóc. Thương vợ, nhưng không biết làm thế nào, Tuấn vẫn cứ âm thầm một mình dò xem ở đâu người ta cho nhận con nuôi, tìm xem nghèo như mình có đủ điều kiện nhận con nuôi không…
Sau một thời gian dài, Giang nghe nói đi nhặt ve chai, buôn sắt vụn kiếm lời lắm nên cô bỏ việc rửa bát, sắm cho mình chiếc xe đạp cũ ngày ngày đi bới rác, lượm ve chai, mua phế liệu, cái gì dùng được cô cũng cố chở về nhà. Đến cuối tháng cô tính toán thiệt hơn thì đúng là nghề lượm ve chai tuy có vất vả nhưng thu nhập khá hơn. Cô tích cóp từng đồng lẻ một để mong sau này may mắn xin được đứa con nuôi thì còn cái mà nuôi con.
Lên 5 tuổi Vui đã cùng mẹ mưu sinh với nghề lượm ve chai. (Ảnh minh họa). |
Giang thu lượm ve chai nghe đâu gần trường học có đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, nghi là của sinh viên lỡ dại sinh ra rồi đem bỏ, cô thương bé lắm, nhưng cũng mừng lắm vì đây là cơ hội để cô có thể làm mẹ. Giang bỏ luôn cả buổi thu lượm ve chai chỉ lẽo đẽo theo sát xem họ đua bé về đâu, rồi tới đó năn nỉ người ta cho cô nhận đứa trẻ làm con nuôi.
Sau gần một tuần van xin, nài nỉ, cuối cùng Giang cũng được làm mẹ hợp pháp của đứa trẻ bị bỏ rơi đáng thương ấy. Quanh khu trọ của Giang ai cũng thương cho hoàn cảnh éo le của hai vợ chồng nên mọi người đều chung tay giúp đỡ, người cho quần, cho áo, người mua cái này, cái kia cho, có người đang nuôi con nhỏ thì kiêm luôn phần sữa. Cũng nhờ có thế mà Giang nhẹ nhõm phần nào. Người ta nói “trời sinh voi ắt sinh cỏ”, căn phòng trọ chật chội hai vợ chồng thuê giờ đây ngày nào cũng đầy ắp tiếng cười.
Tuấn đặt tên cho đứa con gái là Vui, anh hi vọng đứa con của mình lúc nào cũng vui vẻ như cái tên vậy. Khi con bé Vui lên 5 tuổi Giang đưa con đi lượm ve chai cùng, cũng thương con nhưng Giang đành phải làm vậy mong sao có thể kiếm thêm thu nhập để sang năm cho con đi học, chứ trông chờ vào đồng tiền làm thuê của chồng không thôi thì không đủ được.
May mắn là con bé Vui rất ngoan, lanh lẹ, thông minh. Càng lớn Vui càng thông minh, lanh lơi, và đáng yêu. Thoáng qua, con bé Vui ngày nào đã học hết cấp 3, việc học của con Giang, Tuấn không hề lo lắng vì con bé vốn thông minh, thành tích luôn đứng top 1 của lớp, bao năm ăn học đều giành được học bổng, nên vợ chồng Giang cũng đỡ phần áp lực.
18 năm trôi qua, Vui không hề biết mình chỉ là con nuôi của bố mẹ, chỉ cho đến khi chính Giang kể cho Vui nghe sự thật, Giang không muốn giấu con gái, vì cô biết nó đủ lớn để hiểu, để có quyền được biết sự thật. Thế nhưng, khi biết mình chỉ là con nuôi của bố mẹ thì Vui càng cảm động, càng yêu thương bố mẹ hơn, Vui nói, chưa bao giờ cô có ý định tìm lại gia đinh ruột của mình “Họ có yêu thương con thì họ đã không vứt bỏ con, con cảm ơn họ đã sinh ra con, nhưng con càng cảm ơn, biết ơn bố mẹ vì đã nhận nuôi con, đã cho con được làm con gái bố mẹ” – Vui nghẹn ngào ôm mẹ khóc nấc.
[poll3]1577[/poll3]
Thế đó, trong cuộc sống này chỉ cần chúng ta dành ra những tình cảm chân thành thì thứ mà chúng ta thu lại được là những nụ cười hạnh phúc. Vợ chồng Giang, Tuấn đã không ngần ngại hi sinh cả cuộc đời cho đứa con không phải mình sinh ra, nhưng tình cảm hai người dành cho con gái là thật, là thứ tình cảm gia đình thiêng liêng, và thứ mà họ nhận được sau hơn hai mươi năm hi sinh là một cô con gái xinh đẹp, giỏi giang, có hiếu.
Theo lời kể của Phượng Vân