+Aa-
    Zalo

    Nước Pháp bước vào mùa bầu cử Tổng thống 2017

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Cử tri Pháp trong ngày 20/11 được kêu gọi đến 10.228 điểm bỏ phiếu trên toàn nước Pháp để lựa chọn ra 2 trong số 7 ứng cử viên Tổng thống.

    (ĐSPL) - Cử tri Pháp trong ngày 20/11 được kêu gọi đến 10.228 điểm bỏ phiếu trên toàn nước Pháp để lựa chọn ra 2 trong số 7 ứng cử viên Tổng thống.

    Theo TTXVN, cử tri Pháp trong ngày 20/11 được kêu gọi đến 10.228 điểm bỏ phiếu trên toàn nước Pháp để lựa chọn ra 2 trong số 7 ứng cử viên của các đảng cánh hữu và các đảng trung dung tham dự cuộc đua vào chiếc ghế Tổng thống Pháp năm 2017.

    Từ 2 người này, một cuộc bỏ phiếu vòng 2 sẽ được tổ chức vào ngày 27/11 để chọn ra ƯCV đại diện cho cánh hữu và các đảng trung dung tham dự cuộc đua vào điện Elysees tháng 4/2017.

    Dù chỉ là cuộc bầu cử sơ bộ vòng 1 của các đảng cánh hữu và trung dung nhưng cuộc bầu cử này được truyền thông và dư luận Pháp đặc biệt quan tâm. Những cuộc thăm dò dư luận trước ngày bầu cử cho thấy sẽ có khoảng 10% cử tri Pháp đi bầu, tương đương khoảng 4,5 triệu cử tri.

    Nếu điều này được khẳng định thì đây sẽ được coi là thắng lợi lớn của các đảng cánh hữu bởi năm 2011, cuộc bầu cử sơ bộ vòng 1 của các đảng cánh tả chỉ thu hút được hơn 2,8 triệu cử tri Pháp.

    Còn theo báo Nhân dân, càng gần tới cuộc bầu cử Tổng thống Pháp (23-4 và 7-5-2017), cuộc chạy đua càng thêm nóng, với ba tâm điểm: Đảng Xã hội (PS) cánh tả cầm quyền, phái cực hữu (mà đại diện là Đảng Mặt trận dân tộc-FN) và cánh hữu (đại diện là Đảng Những người Cộng hòa-LR).

    Ba nhân vật hàng đầu của cánh hữu N. Sarkozy, A. Juppé và F. Fillon (từ phải sang)

    Sau thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012, cánh hữu tại Pháp có nhiều thay đổi lớn, thậm chí có những thời điểm rơi vào khủng hoảng. Đặc biệt, các nhân vật tên tuổi đã không thể hợp nhất với nhau để xây dựng đường hướng chung cho Đảng Liên minh vì phong trào nhân dân (UMP). Để chuẩn bị cho bầu cử Tổng thống, tại Đại hội tháng 5-2015, Đảng này đã đổi tên thành Đảng Những người Cộng hòa-LR, dưới sự dẫn dắt của cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy, với mục tiêu hướng tới các giá trị của nền Cộng hòa Pháp, nhằm thu hút sự ủng hộ của cử tri.

    Đối với cánh hữu, cuộc bầu cử sơ bộ ngày 20 và 27-11 có ý nghĩa quan trọng và quyết định đối với chiến dịch tranh cử Tổng thống từ nay tới tháng 4-2017. Nicolas Sarkozy, Alain Juppé hay François Fillon? Hiện, cựu Thủ tướng Alain Juppé đang được tín nhiệm nhất (36% ủng hộ), song cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy, đương kim Chủ tịch Đảng LR, cũng không kém là bao (30%), và thứ ba là cựu Thủ tướng François Fillon (18%). Một số nhà phân tích còn nhận định, ông François Fillon đang được nhiều người Pháp ủng hộ và là điểm sáng, nhất là sau cuộc tranh luận trực tiếp tối 17-11 vừa qua giữa bảy nhân vật hàng đầu của cánh hữu (39% người xem có ý kiến ủng hộ ông F. Fillon, trong khi ông N. Sarkozy chỉ được 29% và 25,5% dành cho ông A. Jupé). Vì thế, kết quả của cuộc bầu cử sẽ có diễn biến bất ngờ.

    Cựu Tổng thống N. Sarkozy dường như là chính trị gia khá quen thuộc trên chính trường nước Pháp, với những kinh nghiệm chính trị - ngoại giao, cùng những sáng kiến mới trong các giải pháp nhằm đối phó với những thách thức về an ninh, nhập cư, bảo vệ bản sắc và giá trị của nước Pháp. Trong khi ông A. Juppé nổi trội hơn với những đề xuất mới trong cải cách kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giảm thâm hụt ngân sách và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, ông F. Fillon hiện là gương mặt sáng trong cánh hữu với những quan điểm về kinh tế mở cửa và đã có kinh nghiệm chính trường khi ông giữ chức Thủ tướng dưới thời Tổng thống N. Sarkozy (2007-2012).

    Trong bối cảnh nước Pháp và chính trường hiện nay: Đảng PS cánh tả cầm quyền vẫn đang gặp nhiều khó khăn, nhất là sự bất đồng trong nội bộ và sự suy giảm uy tín đáng kể; cùng lúc, mối lo phe cực hữu đang được đà nổi lên và được không ít cử tri quan tâm do nước Pháp đã và đang xảy ra nhiều vấn đề về an ninh - xã hội, nhập cư, thất nghiệp… thì nhân vật cánh hữu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 20 và 27-11 sẽ có nhiều cơ hội thành công trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm tới.

    Điều 6, Hiến pháp nước Cộng hòa Pháp

    Tổng thống nước Cộng hòa Pháp được bầu theo nhiệm kỳ 5 năm theo thể thức bầu đã số phiếu trực tiếp. Không ai được đảm nhận quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp.

    Điều 7, Hiến pháp nước Cộng hòa Pháp

    Tổng thống Cộng hòa Pháp được bầu theo đối đa số phiếu bầu. Nếu số phiếu bầu theo đa số không đảm bảo trong lần bầu chọn đầu tiên, lần bầu chọn thứ hai sẽ diễn ra sau 14 ngày. Chỉ 2 ứng viên có đại đa số phiếu ở lần bầu cử đầu tiên, sau khi có ứng viên rút khỏi, mới có thể tổ chức lần bầu cử thứ 2.

    Quá trình bầu cử sẽ chính thức bắt đầu sau khi Chính phủ chính thức kêu gọi.

    Bầu cử tân tổng thống diễn ra trong thời gian không ít hơn 20 ngày và không nhiều hơn 50 ngày trước khi Tổng thống đương nhiệm hết nhiệm kỳ.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được dịch từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

    Link nguồn: http://www.conseil-constitutionnel.fr

    T.T (Tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud]oLHy1oIReH[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nuoc-phap-buoc-vao-mua-bau-cu-tong-thong-2017-a170748.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.