Sau gần 2 tuần bị cách ly, bệnh nhân Ebola Nina Phạm đã rời bệnh viện Maryland vào ngày thứ Sáu với xác nhận đã hoàn toàn “thoát khỏi” căn bệnh chết người hàng loạt tại nhiều quốc gia.
"Cô ấy không còn vi rút Ebola trong người. Cô ấy được chữa khỏi hoàn toàn”, Tiến sĩ Tony Fauci, Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹcho biết.
|
Tổng thống Mỹ Barack Obama chúc mừng Nina Phạm đã chiến thắng Ebola. |
Nina Phạm - một trong hai y tá của Texasđã nhiễm bệnh trong khi chăm sóc cho bệnh nhân Ebola đầu tiên của nước này cho biết: "Tôi đã hồi phục ngay cả khi bi quan nghĩ rằng không có nhiều người may mắn được như vậy. Tôi không biết làm gì khác ngoài gửi lời cảm ơn tới tất cả mọi người đã cầu nguyện, quan tâm tới tôi”.
Tuy nhiên, nữ y tá 26 tuổi này cũng thừa nhận bản thân và gia đình rất căng thẳng bởi “Mặc dù không còn trong người vi rút Ebola nhưng chắc chắn sẽ phải cần có thời gian để tôi tìm lại được “phong độ” của mình”.
Trước đó, Nina Phạm và đồng nghiệp Amber Vinson, là 2 trong số 50-70 nhân viên y tế liên quan với việc chăm sóc Thomas Eric Duncan, bệnh nhân đầu tiên tại Mỹ nhiễm Ebola (28.9-8/10).
Các nhà điều tra đã không được xác định được Nina Phạm và Vinson đã nhiễm bệnh từ Duncan theo đường nào (Ebola lây truyền qua các dịch tiết cơ thể như máu, dịch nhầy, phân và chất nôn của người bệnh).
Nina Phạm cho biết cô bị sốt khi đang ở nhà, thời điểm sau khi Duncan mất 2 ngày và đã lập tức tới bệnh viện với kết quả xét nghiệm ngày 14.10 cho thấy cô bị Ebola.
Nina Phạm đã được truyền huyết tương được chết tách từ chế phẩm máu của Tiến sĩ Kent Brantly, người đã sống sót sau khi nhiễm Ebola.
Khoảng 100 người dân trong vùng Dallas - hầu hết là nhân viên y tế những người đã tham gia vào việc điều trị cho bệnh nhân Duncan, có mối liên hệ với Nina Phạm hoặc Vinson – hiện vẫn đang được theo dõi các triệu chứng Ebola.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nu-y-ta-goc-viet-da-hoan-toan-khoi-benh-ebola-a63276.html