+Aa-
    Zalo

    “Nữ y núi Tản” công bố thảo dược xương khớp hợp với thể trạng người Việt

    (ĐS&PL) - Trong tuần qua, báo Gia đình & pháp luật lại nhận được phản hồi vui mừng của một bệnh về xương khớp từng lấy thuốc của Lương y Triệu Thị Bình (bản Yên Sơn, Ba Vì, Hà Nội).

    Cảm động nhiều bệnh nhân “lặn lội” để tri ân

    Như chúng tôi đã nói ở các kỳ trước, ưu điểm của việc chữa trị bằng thuốc nam là người bệnh không bao giờ bị tác dụng phụ gì và bệnh cũng khỏi vĩnh viễn không bao giờ mắc lại. Tuy nhiên việc dùng thuốc cũng phải kiên trì thì bệnh mới khỏi dứt điểm được. Như trường hợp của bà Nguyễn Thị Hoa (Quảng Ninh) bị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm từ năm 2012, không đi lại được, đau ê ẩm khắp người, gần như không làm được việc nặng,việc sinh hoạt hàng ngày gặp rất nhiều khó khăn, cũng đã từng điều trị hai năm ở Hải Phòng, rồi ra thủ đô nhưng không tiến triển. Sau có người thân mách bảo, điều trị với phương pháp thủy châm và giác hơi, sau 5 ngày bệnh nhân cơ bản đã thấy ổn định trở lại.

    Khám bệnh ở nhà lương y Bình về, Trần Văn Hoàng (66 tuổi, Phú Thọ cho biết, ông bị gai cột sống hơn 3 năm nay, những cơn đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng. Nhiều lúc ông cảm thấy đau tê ở cổ lan qua hai tay, đau ở lưng, đau dọc xuống hai chân. Khi đi lại hay vận động nhiều càng khiến cơn đau tăng lên. Sau khi biết mình bị bệnh, ông Hoàng đã nhiều lần đi châm cứu, uống các loại thuốc tây đắt tiền, “Thời gian đầu dùng thuốc tây và châm cứu tôi tưởng như đã khỏi hẳn nên rất mừng. Nhưng cứ dừng uống thuốc khoảng 1 tuần thì cơn đau lại xuất hiện. Tôi uống nhiều thuốc Tây quá, lại sẵn có bệnh dạ dày nên không chịu nổi”, ông Hoàng chia sẻ.

    Ông Hoàng đã đi khám bằng rất nhiều phương pháp từ Tây y đến Đông y nhưng bệnh vẫn hoàn bệnh. Tình cờ, một người bạn cũ gặp lại, biết ông Cung bị gai cột sống liền ghi lại địa chỉ nơi ông đã chữa khỏi căn bệnh đi chẳng được, ngồi chẳng yên này. “Tôi có được thông tin của lương y Bình kèm theo lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của người bạn già đã khỏi bệnh nhờ thuốc của lương y thì mừng như vớ được vàng. Tôi uống thuốc của lương y được 2 tháng rồi, thấy không còn cảm giác đau lưng khi ngồi hay tê mặt ngoài bàn chân, tê hai bàn tay như trước nữa. Đi đứng cũng thoải mái hơn.Lần này tôi xuống lấy luôn hai tháng thuốc nữa để uống cho khỏi dứt điểm”, ông Hoàng chia sẻ.

    Rất đặc biệt là trường hợp bà Lý Thị An (Bắc Kạn). Bà An đã cao tuổi, bị thoái hóa nặng, dẫn đến viêm khớp, chân sưng vù, nặng nề, không đi lại được, phải ngồi xe lăn. Bà đã đã điều trị đủ các phương pháp tây, ta, bấm huyệt, châm cứu, đi đủ các bệnh viện, nhưng bệnh tình không thuyên giảm.

    Dù không còn nhiều hy vọng, nhưng với miền tin còn nước còn tát, bà Oanh đã liên hệ với lương y Bình để có thuốc uống. Không ngờ, sau khi uống hết 2 liều, trong 2 tháng, thì cái chân sưng vù xẹp đi, khớp gối hết đau, bà đi lại bình thường như lúc chưa có biểu hiện của bệnh. Cảm động quá, bà An lặn lội lên tận Ba Vì để thăm lương y Bình. “Chữa xong bệnh tôi lặn lội từ trên kia xuống đây cảm ơn bằng được lương y Bình”, bà An nói như như lời biết ơn sâu sắc. 

    Thảo dược xương khớp hợp với thể trạng người Việt

    Lương y Triệu Thị Bình
    Trao đổi với phóng viên báo Gia đình & pháp luật, lương y Triệu Thị Bình cho biết, không riêng gì bà An, mà rất nhiều người trên khắp cả nước đã khỏi bệnh nhờ hợp thể trạng. Theo bà Bình, ở Việt Nam, số liệu nghiên cứu mấy chục năm bốc thuốc cứu người của mình, bà có kinh nghiệm về các bệnh cơ xương khớp thường gặp tại Việt Nam cho thấy ở người trên 40 tuổi tần suất chung của thoái hóa khớp là 66%, những vị trí thường gặp nhất là cột sống thắt lưng (43%) và khớp gối (35%). Khoảng 23-29% phụ nữ Việt Nam trên 50 tuổi có triệu chứng loãng xương, tỷ lệ này tương đương với các nước Âu Mỹ.

    Theo lương y Bình, đối với lương tâm thầy thuốc, các công đoạn làm thuốc rất thủ công và tỉ mỉ, từ thu lượm trên vùng núi cao, đem cây lá tươi về băm chặt nhỏ theo kích cỡ phù hợp, rửa sạch phơi khô và đóng gói bảo quản.

    Một thành quả khác lương y Bình từng tham gia với các nhà khoa học và bà con thực hiện cuốn sách sinh động “Cây thuốc người Dao Ba Vì”, tổng hợp từ hơn 70 nguồn tài liệu khác nhau. Với những người làm nghề y, nhất là người làm thuốc Nam cổ truyền ở Ba Vì, cuốn sách như quyển y lí y văn đầu tiên. Tên thuốc xếp theo bảng chữ cái rất dễ tra cứu, có ảnh minh họa sắc nét, bài thuốc cụ thể, chính xác. Cuối sách có bảng thống kê 507 loại cây thuốc của người Dao Ba Vì là kết của sự lăn lộn cùng người Dao trồng và ươm giống thuốc.

    Cũng theo bà Bình, các số liệu này cho thấy quy mô của bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam tương đương với các nước khác trên thế giới. Hiện nay tỷ lệ người cao tuổi trong dân số nước ta đã lên đến 7% và sẽ còn gia tăng nhanh trong tương lai. Trong bối cảnh này thì bệnh cơ xương khớp thật sự là vấn đề y tế quan trọng ở Việt Nam. 

    Lương y Bình cho biết: “Bệnh lý cơ xương khớp là vấn đề sức khỏe đang được thế giới rất quan tâm, vì quy mô lớn và hệ quả nghiêm trọng của bệnh trong cộng đồng. Bệnh ít khi dẫn đến tử vong và không biểu hiện nguy kịch như bệnh tim mạch, hô hấp, ung thư… nhưng tần suất của bệnh cao nhất, đồng thời là nguyên nhân chính gây đau, mất chức năng vận động và giảm chất lượng cuộc sống. Điều trị bệnh cơ xương khớp không đúng cách, làm dụng thuốc tây sẽ phát sinh nhiều hội chứng, hội chứng dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa và thậm chí tử vong… Nên tôi đã nghiên cứu bào chế thảo dược xương khớp hợp với thể trạng người Việt, an toàn và nhanh khỏi bệnh, không để lại biến chứng”.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nu-y-nui-tan-cong-bo-thao-duoc-xuong-khop-hop-voi-the-trang-nguoi-viet-a560278.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.