(ĐS&PL) Căn bệnh viêm đường ruột ở chó không phải vấn đề xa lạ đối với những người chăm sóc thú cưng. Chẳng may thú cưng của bạn mắc phải căn bệnh này, bạn đã biết đâu là địa chỉ chữa trị tốt nhất cho thú cưng của bạn chưa? Đây là câu chuyện có thật mà chúng tôi muốn gửi tới những bạn đọc đã và sắp chăm sóc thú cưng. Giúp bạn có thêm thông tin hữu ích nhất.
Nguyên nhân chó bị bệnh đường ruột
Có khá nhiều tác nhân dẫn đến việc chó hay mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Muốn tìm cách chữa trị và có biện pháp phòng tránh thì bạn nên biết:
Nhóm virus, vi trùng gây bệnh là gì?
Do virus: một số loại virus gây bệnh như: Parvovirus, virus gây bệnh Care, virus gây viêm gan truyền nhiễm,...
Do vi trùng: các loại vi trùng như: Ecoli, Leptospira, Salmonella
Tác nhân gây bệnh ngay tại môi trường sống
Ký sinh trùng tấn công và gây bệnh cho chó
chó ăn phải thức ăn hư hỏng, những thức ăn để lâu ngày, bị ẩm mốc, ôi thiu hoặc chứa chất nguy hiểm,... cũng có thể mắc phải bệnh đường ruột.
Thay đổi thức ăn đột ngột: một số giống chó nhạy cảm với việc thay đổi thức ăn, dẫn đến tiêu chảy. Do đó phải thay đổi thức ăn từ từ trong 1-2 tuần.
Thức ăn thừa: bị hư, nhiều mỡ, có vật lạ hoặc cho ăn quá nhiều,... Chó trưởng thành khi bị tiêu chảy thường có thể khống chế bằng cách cắt thức ăn. Khi dạ dàng chó rỗng 12-24 giờ.Ruột sẽ được nghỉ ngơi, có thời gian lành viêm sưng và ruột sẽ không đẩy thức ăn ra ngoài. Hiến trường hợp chó trưởng thành bị hạ lượng đường máu khi bị cắt ăn. Nếu thấy chó có vẻ yếu, ngủ lịm hay suy kiệt có thể uống đường glucose hay mật ong trong khi đưa đến bác sĩ thú y.
Ca bệnh đáng nhớ trong quá trình làm việc
BS. Vũ Thị Huế sinh năm 1995 là trưởng phòng khoa truyền nhiễm khá trẻ của bệnh viện thú y PetHealth. Trong suốt quá trình làm việc gặp nhiều ca bệnh nhưng ca khám chữa của Poodle Sam thì cô khó có thể quên được. Đó là một ca khám chữa đường ruột tại Pet Health khá nguy hiểm.
Cún Poodle nâu tên Sam, 2,4 kg, 5 tháng tuổi, bé bị viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus gây ra. Bé được nhập viện trong tình trạng rất yếu, nằm bệt, đi ngoài phân máu không kiểm soát, nhìn bé lúc đó khả năng sống là rất thấp. Cảm thấy vừa buồn vừa thương cho bé khi mang đến trong tình trạng như vậy. Chủ của bé đã khóc rất nhiều do quá lo lắng. Đặt vị trí của mình vào chủ của bé tôi cũng không kìm được lòng, chỉ biết cố gắng hết sức có thể để cứu chữa cho bé.
Trong quá trình điều trị, Sam đã phải trải qua rất nhiều cơn co giật, nôn đi ngoài liên tục. Nhìn bé đang chống chọi với bệnh, khao khát được sống làm tôi không kìm được nước mắt. Đêm ấy tôi đã không ngủ để chăm và theo dõi bé vì chỉ sợ tình trạng yếu đi. Nhờ nghị lực sống mạnh mẽ ấy mà bé đã vượt qua cơn nguy hiểm. Sau 4 ngày điều trị bé đã không bị co giật nữa, giảm nôn và đi ngoài. Tình trạng của bé đang tiến triển tốt hơn. Nghe được thông tin này chủ Sam đến thăm bé luôn, nhìn nụ cười và sự hạnh phúc của chủ bé khiến tôi cảm thấy mãn nguyện và hạnh phúc. Điều đó khiến tôi càng thấy yêu quý công việc của mình hơn nữa. Và sau 7 ngày điều trị Sam đã được xuất viện với tình trạng tỉnh táo, nhanh nhẹn, đã ăn uống được. Chủ bé cùng rất vui mừng và sau đó chị ấy đã giới thiệu rất nhiều khách đến cho bệnh viện.
Cảm nhận của một trưởng phòng bệnh viện thú y
Công việc này ngoài vấn đề chuyên môn ra thì tinh thần trách nhiệm, sự cẩn thận, và nhất là lòng yêu thương động vật là rất quan trọng. Mặc dù trong công việc cũng có nhiều khó khăn, áp lực nhưng chỉ cần nhìn những chú cún, bé mèo cố gắng vượt qua giai đoạn bệnh tật và mừng rỡ khi được xuất viện là mọi mệt mỏi trong tôi tan biến hết.
Qua chia sẻ trên đây của chúng tôi, tôi hy vọng các bạn có thêm niềm tin, động lực và địa chỉ chăm sóc thú cưng uy tín. Nếu thú cưng của bạn đang có vấn đề khó khăn, đừng ngại liên hệ theo thông tin sau đây.
Bệnh Viện Thú Y PetHealth
Office: Số 240 Âu Cơ, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội
Hotline: 024.2242.8882 - 090.842.8882
Email: [email protected]
Website: http://pethealth.vn/
L. Hương/ Sức Khỏe 365