+Aa-
    Zalo

    Nông dân trở thành tỷ phú nhờ con vật ai nhìn cũng khiếp sợ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trước sự ngỡ ngàng của nhiều người, ông Bào mạnh dạn chăm sóc những con vật trông bề ngoài đáng sợ để phục vụ thị trường và nhanh chóng trở thành tỷ phú nhờ lối làm giàu

    Trước sự ngỡ ngàng của nhiều người, ông Bào mạnh dạn chăm sóc những con vật trông bề ngoài đáng sợ để phục vụ thị trường và nhanh chóng trở thành tỷ phú nhờ lối làm giàu khác biệt.

    Kỳ đà và ba ba vốn là những con nuôi đặc sản, đặc biệt giống kỳ đà chỉ có ở miền Nam, nhưng từ nhiều năm nay ông Phạm Ngọc Bào, thôn Lê Lợi, xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải (Thái Bình) đã nuôi thành công 2 vật nuôi này ngay tại gia đình, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, báo Thái Bình đăng tải.

    Được mệnh danh là “rồng đất”, kỳ đà của ông Bào nặng tới 7 – 8 kg. Ông Bào cho biết, ông nuôi kỳ đà đã được hơn 10 năm, giống kỳ đà đang nuôi là giống kỳ đà vân nổi tiếng. "Nhiều người nhìn thấy con kỳ đà là phát hoảng và có cảm giác ghê ghê bởi chúng có lớp da xù xì, thực ra kỳ đà dễ nuôi...", ông Bào thổ lộ.

    Ông Bào cho biết kỳ đà có giá trị kinh tế lớn. Ảnh: Báo Thái Bình.

    Bản tính năng động, nhạy bén, ông Bào lựa chọn giống kỳ đà này vì quý hiếm, dễ nuôi, dễ chăm sóc, có thể phát triển tốt trong điều kiện chuồng trại tại miền Bắc.

    Mạnh dạn vay vốn từ gia đình, ông Bào tìm mua con giống từ An Giang, thiết kế chuồng trại đúng kỹ thuật, đảm bảo nhiệt độ để kỳ đà sống được trong điều kiện mùa đông giá rét.

    Để nuôi hiệu quả, ông ngăn chuồng làm nhiều ô để nhốt các cá thể có trọng lượng khác nhau, một ngăn đổ cát thành từng đống cho kỳ đà ngủ và đẻ trứng, ngăn còn lại làm sân chơi để cho chúng phơi nắng và ăn uống.

    Chia sẻ về quá trình nuôi kỳ đà, ông Bào cho biết nuôi kỳ đà ít lo lắng chuyện dịch bệnh, kỹ thuật nuôi không khó, thức ăn chính là các loại thịt động vật nhỏ, các phụ phế phẩm ở lò mổ đem về nấu chín; thậm chí mùa đông chỉ cần cho ăn vài con cóc nhái là kỳ đà có thể sống cả tháng.

    Thức ăn khoái khẩu của kỳ đà chính là cóc, nhái, ốc... giúp chúng lớn nhanh và cũng chính là “thuốc” phòng ngừa bệnh táo bón. Mỗi khi thay da, con này bám vào con kia làm trầy xước nên kỳ đà hay bị nấm ngoài da, do vậy phải bấm hết móng chân.

    Ngoài ra, về đêm kỳ đà hay bò ra “sân chơi” uống nước rồi nằm luôn trong máng nên chiều tối phải thay nước, dội chuồng sạch sẽ phòng bệnh ký sinh trùng.

    Sau gần 1 năm chăm sóc, trọng lượng mỗi con kỳ đà rơi vào khoảng 6 – 8 kg. Với giá bán từ 350 - 400.000 đồng/kg, thậm chí 800 nghìn vào kỳ cao điểm, mỗi con kỳ đà thương phẩm có giá khoảng vài triệu đồng.

    Trao đổi với Dân trí, ông Bào cho biết, ngoài việc nuôi Kỳ đà bán thương phẩm, ông Bào còn mở rộng việc cung ứng con giống cho bà con trong và ngoài Tỉnh, với mong muốn phát triển mạnh mô hình nuôi kỳ đà, giúp nông dân cải thiện cuộc sống, vươn lên làm giàu nên những người đến mua giống, ông Bào đều nhiệt tình hướng dẫn từ kỹ thuật nuôi, chăm sóc, ấp nở giống..

    Được biết, thị trường có nhu cầu lớn nên nuôi kỳ đà không sợ mất giá, các lứa thương phẩm của ông đều được thu mua bằng sạch. Thời điểm cao nhất, khu chuồng của ông có khoảng 200 con kỳ đà. Nếu tính mỗi lứa xuất khoảng 100 con kỳ đà với trọng lượng trung bình 7 kg mỗi con, ông có thể thu về 350 triệu đồng. Ước tính từ năm 2010, mỗi năm loài vật này đã đem lại cho ông Bào gần nửa tỷ đồng.

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nong-dan-tro-thanh-ty-phu-nho-con-vat-ai-nhin-cung-khiep-so-a203773.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan