+Aa-
    Zalo

    Nỗi niềm những nữ giáo viên trẻ bị điều động tiếp khách...công

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Ngoài việc dạy học tại trường, các cô giáo trẻ có hình thức ưa nhìn… phải thường xuyên bị điều đến các nhà hàng, quán karaoke… để tiếp khách...công.

    (ĐSPL) - Từ văn bản của UBND thị xã điều động cán bộ, giáo viên làm lễ tân, phục vụ các hoạt động ngoại khoá, nó đã bị các lãnh đạo lợi dụng, lấy đó làm tấm “thẻ bài”, buộc các cô tiếp khách, gây phản cảm.

    Rất nhiều cán bộ, giáo viên cảm thấy mình bị xúc phạm, tủi thân và phản ứng với việc này. Theo đó, ngoài việc dạy học tại trường, các cô giáo trẻ, có hình thức ưa nhìn… phải thường xuyên bị điều đến các nhà hàng, quán karaoke… để tiếp khách theo hình thức ăn nhậu, uống bia rượu và hát hò…

    UBND thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã nhiều lần gửi công văn đến Phòng GD-ĐT, các trường mầm non, tiểu học, THCS đóng trên địa bàn với nội dung: Điều động cán bộ, giáo viên nữ tham gia phục vụ tại các dịp lễ lớn. Các thành phần “lễ tân” này thường được lập dựa trên “đề cử” sẵn từ các đơn vị.

    Văn bản vô tình bị lợi dụng, khiến hàng chục giáo viên trở thành "lễ tân” trong các cuộc liên hoan, ăn uống của cán bộ cấp trên và những vị khách của lãnh đạo thị xã.

    Phòng GD-ĐT thị xã Hồng Lĩnh.

    Gần đây nhất, UBND thị xã Hồng Lĩnh đã ra Thông báo số 77/TB - UBND, điều động 21 giáo viên nữ từ bậc mầm non đến THCS, tham gia phục vụ tại chương trình Liên hoan Dân ca ví dặm.

    Ban đầu, vì sự quan trọng của các buổi lễ, các giáo viên đã tham gia đầy trách nhiệm. Tuy nhiên, theo phản ánh của các nữ giáo viên: Sau đó, họ đã liên tục bị “điều động” vào các hoạt động sai mục đích ghi trong văn bản.

    Theo các cô giáo, sau khi nhận nhiệm vụ tiếp đón các đoàn khách, các cô tiếp tục phải đi ăn, uống rượu, rồi hát hò với quan khách. "Việc phải đi tiếp khách khiến tôi cảm thấy rất ái ngại. Chúng tôi buộc phải đi là vì nhiệm vụ được giao chứ trong lòng không hề muốn chút nào”, một giáo viên THCS chia sẻ.

    Một giáo viên mầm non khác ngậm ngùi: “Trong bữa tiệc, khi chén bia chén rượu vào, sẽ không tránh khỏi những hành động như ôm vai, bá cổ. Tỏ thái độ thì không được, sợ mất lòng quan khách; thậm chí là bị cấp trên phê bình gay gắt. Nhưng nếu dễ dãi quá sẽ bị lấn lướt, lợi dụng…".

    Theo các giáo viên này, việc thường xuyên phải đi tiếp khách đã khiến không ít lần khiến chồng, những người trong gia đình có xung đột, ghen tuông. Có những lần chồng bức xúc, gay gắt, bắt vợ bỏ việc về buôn bán, chợ búa; nhất định phải từ bỏ nghề. “Vì nhiệm vụ phải thực hiện, chứ chúng tôi còn gia đình, chồng con và những người thân xung quanh nữa. Người ngoài nhìn vào họ bàn tán ghê lắm", một cô giáo tâm sự.

    Liên quan sự việc này, ông Lê Bá Thiềm, Trưởng phòng GD-ĐT thị xã Hồng Lĩnh xác nhận: Có sự điều động này, có việc giáo viên nữ tham gia phục vụ tại các buổi lễ.

    "Chuyện đi tiếp khách là hoàn toàn trong sáng. Tuy nhiên, trong các bữa tiệc, rượu vào thì lời ra; ai đó có một hành động không đẹp thì cũng là chuyện bình thường trong cuộc sống", vị Trưởng Phòng GD-ĐT này nêu quan điểm.

    (Còn nữa)

    Theo quy định tại Luật viên chức 2010

    Điều 36. Biệt phái viên chức

    1. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.

    2. Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.

    3. Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.

    4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.

    5. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

    6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.

    Mặt khác, theo hướng dẫn tại Nghị định 29/2012/NĐ-CP thì:

    7. Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

    PVMT

    Xem thêm video:

    [mecloud]oDfbXOOWAq[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/noi-niem-nhung-nu-giao-vien-tre-bi-dieu-dong-tiep-khachcong-a169936.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.