+Aa-
    Zalo

    4 giờ phẫu thuật cứu bàn chân đứt lìa của nam bệnh nhân tại Cần Thơ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong suốt 4 giờ đồng hồ, ê kíp bác sĩ đã nỗ lực thực hiện khâu nối phục hồi lại toàn bộ giải phẫu bàn chân bị đứt lìa do tai nạn giao thông của nam bệnh nhân.

    Ngày 6/7, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Cấp cứu và Trung tâm Chấn thương chỉnh hình đã nỗ lực phẫu thuật khâu nối mạch máu cứu sống bàn chân bị đứt lìa, phục hồi lại chức năng giải phẫu cho một bệnh nhân bị tai nạn giao thông, theo Người đưa tin Pháp luật.

    Trước đó, bệnh nhân nam H.V.T. (SN 1986, địa chỉ ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) di chuyển bằng xe máy va chạm với xe ba gác đang chở sắt, sau tai nạn bệnh nhân bị đứt lìa 1/3 bàn chân được đưa đến bệnh viện địa phương sơ cứu, băng ép, truyền dịch, giảm đau đồng thời bảo quản chi đứt lìa.

    Bệnh nhân T. nhanh chóng được chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu vào lúc 15h46 ngày 1/7 với tình trạng mạch nhanh, vết thương đứt lìa 1/3 trước bàn chân phải lộ gân cơ.

    noi lien thanh cong ban chan bi dut lia vi tai nan giao thong
    Ê kíp bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ phẫu thuật cho bệnh nhân.
    Ảnh: Báo Dân Việt 

    Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến phòng mổ phẫu thuật cắt lọc xử trí vết thương, khâu nối vi phẫu động mạch, tĩnh mạch, cố định xương do BS.CKII. Dương Khải, BS.CKI. Thạch Thanh Tùng cùng ê kíp phẫu thuật thực hiện khâu nối phục hồi lại toàn bộ giải phẫu cho bàn chân bị đứt lìa với thời gian 4 giờ.

    Đến sáng 6/7, bàn chân bệnh nhân hồng hào, mạch mu chân rõ, chi ấm, dự kiến bệnh nhân sẽ được các bác sĩ đánh giá và tiếp tục phẫu thuật nối gân cơ trong thời gian sắp tới.

    noi lien thanh cong ban chan bi dut lia vi tai nan giao thong1
    Hình ảnh bàn chân bệnh nhân T. sau khi được nối liền. Ảnh: Người đưa tin

    Báo Dân Việt dẫn lời BS.CKII Dương Khải (phẫu thuật viên chính) cho biết: quá trình phẫu thuật khó khăn do tình trạng vết thương phức tạp, các mô cơ giập nát nhiều, mạch máu, gân cơ khó xử lý.

    Tuy nhiên, các bác sĩ trong ê kíp trực đã nhanh chóng xử trí chi đứt lìa bằng cắt lọc các mô giập nát và ưu tiên khâu nối vi phẫu mạch máu (2 động mạch và 4 tĩnh mạch) với mục tiêu nhanh chóng tái thông mạch máu bàn chân.

    Với kỹ thuật khâu nối mạch máu, các bác sĩ của ê kíp phẫu thuật đã sử dụng kỹ thuật nối mạch bằng Coupler (dụng cụ bấm nối vi phẫu 02 đầu mạch máu không cần dùng chỉ khâu). Nhờ áp dụng kỹ thuật này nên thời gian khâu nối mạch máu được rút ngắn, phục hồi tưới máu bàn chân được sớm hơn.

    Theo Người đưa tin Pháp luật, BS.CKII Huỳnh Thống Em - Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình của bệnh viện cho biết thêm, vi phẫu nối chi thể bị đứt lìa khá phức tạp, các thao tác nối lại rất khó, cần sự khéo léo, tập trung cao độ, phẫu thuật viên phải có kinh nghiệm dày dặn để phẫu thuật vi phẫu.

    Để chi thể bị đứt rời sống được và phục hồi tốt chức năng thì yêu cầu của cuộc phẫu thuật là phải khôi phục lại tất cả các thành phần bị đứt như: cần kết hợp xương cho xương gãy, khâu nối gân cơ, và đặc biệt là phải khâu nối lại các mạch máu, thần kinh chính.

    Thu Hương(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/noi-lien-thanh-cong-ban-chan-bi-dut-lia-vi-tai-nan-giao-thong-a581997.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Phẫu thuật thành công khối u gan 14cm cho nam thanh niên

    Phẫu thuật thành công khối u gan 14cm cho nam thanh niên

    Qua phim chụp cắt lớp vi tính cho thấy bệnh nhân có khối u gan đường kính lớn 14cm, nằm ở phần gan bên phải, đè đẩy sát vào rốn gan và cuống gan bên trái. Các chất chỉ điểm ung thư gan như AFP và PIVKA II đều ở ngưỡng rất cao, thể hiện mức độ ác tính của căn bệnh.