+Aa-
    Zalo

    Những vấn đề tài chính cần làm trước 30 tuổi

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Để đạt được tự do, vững mạnh về tài chính trước khi "toan về già", bạn cần giải quyết tốt những vấn đề về tài chính dưới đây trước 30 tuổi.

    (ĐSPL) - Để đạt được tự do, vững mạnh về tài chính trước khi "toan về già", bạn cần giải quyết tốt những vấn đề về tài chính dưới đây trước 30 tuổi.

    Tận hưởng cuộc sống

    Hãy tận hưởng cuộc sống vui tươi ngay khi còn trẻ vì bạn sẽ chẳng còn mấy trò vui khi càng ngày càng có nhiều mối bận tâm sau này. Sự cân bằng giữa gia đình và bạn bè, cũng như giữa công việc với giải trí sẽ giúp bạn có được một cuộc sống thú vị, hạnh phúc và thành công. Về mặt tài chính, biết cách cân bằng giữa cuộc sống hiện tại và tương lai cũng là điều hết sức quan trọng. Bạn cần phải quyết định xem mình sẽ tiêu bao nhiêu cho hôm nay và bao nhiêu cho ngày mai. Tìm được sự cân bằng hoàn hảo là bước đi quan trọng đầu tiên để đạt được sự đảm bảo, ổn định về tài chính trong tương lai.

    Trả hết nợ

    Thanh toán hết các khoản nợ sẽ giúp bạn không cảm thấy luôn thiếu thốn.

    Tất cả các khoản nợ, từ vay vốn học Đại học cho đến nợ thẻ tín dụng, đều phát sinh tiền lãi. Môt số thậm chí có lãi suất rất cao. Hãy tập trung vào việc thanh toán hết nợ nần trước, bởi nợ và lãi suất của chúng sẽ luôn khiến túi tiền của bạn thâm hụt.

    Trả hết nợ sẽ giúp tiết kiệm tiền trở nên dễ dàng hơn và đưa bạn tiến gần hơn tới các mục tiêu tài chính của mình. Và tuyệt vời hơn nữa là bạn sẽ cảm thấy vô cùng nhẹ nhõm khi rũ bỏ được chúng.

    Thanh toán hết các khoản nợ sẽ giúp bạn không cảm thấy luôn thiếu thốn.

    Coi bản thân là tài sản quý giá nhất

    Kỹ năng, kiến ​​thức, và kinh nghiệm là những tài sản đáng giá nhất mà bạn có, vì với những yếu tố này chắc chắn bạn sẽ kiếm được những khoản thu nhập đáng kể trong tương lai, vượt xa bất kỳ một khoản tiết kiệm hay đầu tư nào. Do đó, để đạt được sự độc lập và ổn định về tài chính, hãy coi bản thân như một tài sản, và đầu tư vào bản thân để xây dựng một sự nghiệp sáng lạn trong tương lai. Bạn có thể tăng giá trị bản thân bằng cách làm việc thật chăm chỉ, liên tục trau dồi, nâng cao kỹ năng và kiến ​​thức, và đưa ra những lựa chọn nghề nghiệp thật sáng suốt. Hãy nhớ, để đạt được sự ổn định tài chính, sống khắc khổ, chi li từng đồng một không phải là cách khôn ngoan.

    Tiết kiệm cho những trường hợp khẩn cấp.

    6 tháng sinh hoạt phí có vẻ là một số tiền lớn, nhưng nếu chăm chỉ tiết kiệm thì bạn sẽ nhanh chóng có được thôi. Chẳng ai đoán trước được tương lai, nhưng ít nhất bạn cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu có sẵn phương án dự phòng cho trường hợp tệ nhất.

    Lập kế hoạch tài chính

    Nghiên cứu đã chứng minh những người giàu có luôn là những người biết hoạch định tài chính cho tương lai. Và những nhà hoạch định tài chính thành công là những người biết hướng tới mục tiêu: họ thiết lập các mục tiêu và xây dựng kế hoạch để đạt được các mục tiêu đó. Ví dụ, nếu bạn và gia đình còn nợ tiền học đại học, bạn nên thiết lập mục tiêu và xây dựng kế hoạch để thực hiện điều đó trong hai năm, hơn là chỉ nói suông và sẽ chẳng bao giờ trả được nợ.

    Do đó, hãy là một nhà hoạch định tài chính cho bản thân, biết đặt ra các mục tiêu và phát triển kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đó. Thậm chí viết các mục tiêu ra giấy cũng sẽ giúp cho việc thực hiện trở nên dễ dàng hơn. Nhớ rằng, luôn hướng tới mục tiêu và theo sát các kế hoạch đã đề ra chính là con đường giúp bạn kiểm soát được cuộc sống của bản thân. Đây là một bước quan trọng để bạn đến gần hơn với sự ổn định và độc lập tài chính.

     Thay vì thiết lập các mục tiêu dài hạn, hãy dành thời gian xây dựng một loạt các mục tiêu nhỏ ngắn hạn.

    Thiết lập các mục tiêu ngắn hạn

    Cuộc sống luôn chứa nhiều bất trắc và rất nhiều thứ có thể thay đổi chỉ sau vài năm ngắn ngủi. Vì thế, việc xây dựng những kế hoạch dài hơi cho tương lai là bài toán tương đối khó giải đối với các nhà đầu tư trẻ.

    Do đó, thay vì thiết lập các mục tiêu dài hạn, hãy dành thời gian xây dựng một loạt các mục tiêu nhỏ ngắn hạn. Ví dụ như cố gắng trả hết nợ tín dụng hoặc các khoản vay sinh viên trong thời gian vài tháng, hay trích ra một khoản lương hàng tháng cho quỹ hưu trí cá nhân. Bên cạnh đó, thiết lập các mục tiêu ngắn hạn giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp cũng là một ý tưởng không tồi. Hãy nhớ rằng, những mục tiêu ngắn hạn tốt là những mục tiêu chính xác và có thể đo lường được. Bạn không thể chiến thắng một cuộc đua nếu đường đua ấy không có đích đến.

    Khi đã đạt được các mục tiêu ngắn hạn nào đó, hãy thiết lập tiếp các mục tiêu ngắn hạn khác, có thể là mua nhà, mua xe hoặc thăng chức. Liên tục thiết lập và đạt được các mục tiêu ngắn hạn sẽ đảm bảo cho bạn vươn tới được các mục tiêu dài hạn. Bạn sẽ không thể kiếm được một triệu đô trước tuổi 40 mà không lần lượt kiếm được những khoản nhỏ hơn như 10.000, 50.000, hay 500.000 đô.

    Đảm bảo mức sống luôn thấp hơn thu nhập

    Nhiều sinh viên mới ra trường thường thấy dư dả tài chính trong vài năm đầu đi làm, đơn giản vì họ vẫn còn quen với cách chi tiêu tằn tiện từ thời sinh viên trong khi số tiền họ kiếm được hiện tại lớn hơn con số họ phải chi hàng tháng. Tương tự, nếu chi phí sinh hoạt của bạn luôn thấp hơn mức thu nhập mà bạn kiếm được, bạn sẽ luôn luôn có tiền dư thừa để trả nợ, đầu tư, tiết kiệm mua nhà, hoặc đạt được bất cứ mục tiêu tài chính nào khác mà bạn đặt ra.

    Lý do nhiều người rơi vào hoàn cảnh khó khăn là do mức sống của họ thường vượt quá khả năng chi trả của bản thân, và phải thường xuyên vay mượn để chu cấp cho lối sống xa hoa của mình. Do đó, hãy nhớ đừng bao giờ đua đòi theo lối sống của người khác, vì một khi bạn đã quen với một mức sống nhất định, về mặt tâm lý, sẽ rất khó để bạn có thể hạ thấp nó.

    Nắm bắt cơ hội: Mạo hiểm thông minh

    Dám mạo hiểm thông minh khi còn trẻ, ví dụ như chuyển công tác từ công ty lớn sang một công ty nhỏ mới thành lập nhưng có nhiều cơ hội thăng tiến hơn, là một quyết định sáng suốt và thông minh về lâu về dài. Bạn có thể mắc sai lầm khi mạo hiểm, nhưng hãy nhớ, sai lầm là bài học cho sự khôn ngoan. Thực tế, bạn có thể học được nhiều điều từ sai lầm hơn là từ thành công. Hơn nữa, bạn sẽ dễ dàng vượt qua thất bại khi còn trẻ hơn là khi đã đứng tuổi, vì bạn không phải gánh vác nhiều trọng trách gia đình như trả nợ thế chấp hay tiết kiệm cho con cái đi học. Mạo hiểm thông minh khi có thể là yếu tố quan trọng để vươn lên về mặt tài chính. Ngược lại, hãy ở trong “vùng an toàn” nếu bạn chỉ muốn đủ ăn qua ngày.

    Tiền vay chỉ nên dùng để đầu tư

    Như đã đề cập bên trên, vay tiền để chu cấp cho một cuộc sống mà bạn không đủ khả năng chi trả là điều hết sức dại dột và là ý tưởng tồi tệ. Vay mượn thường xuyên đồng nghĩa với việc bạn sẽ không có tiền để đầu tư và tiết kiệm, trong khi lãi vay chỉ càng làm cho cuộc sống của bạn thêm khốn đốn.

    Cách khôn ngoan nhất là hãy dùng tiền đi vay vào đầu tư vì khi đó lãi đầu tư sẽ lớn hơn lãi vay, và bạn có thể thanh toán dần dần khoản vay đồng thời vẫn kiếm được lợi nhuận. Bạn có thể đầu tư đúng nghĩa (như mua cổ phiếu, trái phiếu, v.v…) hoặc đầu tư cho chính bản thân như nâng cao trình độ văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn, thành lập công ty hoặc mua nhà cửa. Trong những trường hợp này, việc vay mượn sẽ trở thành đòn bẩy giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính nhanh hơn. Ngược lại, vay mượn chỉ để đáp ứng những nhu cầu ngắn hạn hoàn toàn phản tác dụng.

    AN NHIÊN (Tổng hợp)

    [mecloud]E8pHPg2NJX[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-van-de-tai-chinh-can-lam-truoc-30-tuoi-a105522.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.