Không cổ súy cho bạo lực trong bóng đá. Nhưng nếu nhìn ở khía cạnh tích cực, dường như "Võ League" là có thật và nó cũng là một trong những yếu tố giúp đoàn quân của Hoàng Anh Tuấn ra thế giới, từ hành trình ở Bahrain…
Có võ, có khác
Bóng đá không phải võ thuật. Nhưng trên thực tế, cũng giống như nhiều môn thể thao khác, những cầu thủ giỏi võ hoặc thành thục một thế võ của một môn phái nào đó thì họ rất có lợi trong những pha tranh chấp hoặc… né đòn.
Đơn cử như Zlatan Ibrahimovic. Tiền đạo Man United học taekwondo và đã có đai đen (danh dự). Trong sự nghiệp thi đấu lừng lẫy, ngôi sao Thụy Điển đã lập nhiều bàn thắng từ những pha đánh gót hay tung người móc bóng - những siêu phẩm được cho là… mang kỹ năng taekwondo.
Những pha vung chân chẳng khác nào trong võ thuật là sở trường của Ibrahimovic thời đỉnh cao.
Một ngôi sao khác là Eden Hazard. Với lối đá kỹ thuật, Hazard thường xuyên là mục tiêu "đốn hạ" của các hậu vệ. Nhưng may cho ngôi sao Chelsea, bởi theo thú nhận của anh: "Tôi từng học Judo từ nhỏ và môn võ này giúp tôi tiếp đất an toàn mỗi khi bị đốn ngã".
Nhưng có thể khẳng định, không phải Ibrahimovic hay Hazard, mà Nguyễn Văn Hùng mới cầu thủ giỏi võ nhất thế giới. Bởi trước khi đến với môn bóng rổ và trở thành ngôi sao của làng bóng rổ Việt Nam trong màu áo Saigon Heat, Nguyễn Văn Hùng là một cao thủ taekwondo, với biệt danh "Độc cô cầu bại" của khu vực Đông Nam Á.
Vậy môn môn võ như taekwondo trợ giúp cho Nguyễn Văn Hùng thế nào trên sân bóng rổ? Tay võ sĩ xứ Thanh từng 5 lần liên tiếp vô địch Sea Games thổ lộ: "Mình không thể vào sân mà đá hay đạp cầu thủ đối phương như thi đấu taekwondo được. Nhưng có một số động tác tấn trong taekwondo, nó hỗ trợ mình rất nhiều trong môn bóng rổ".
"Và đặc biệt là sự va chạm. Mình không ngán gì va chạm. Như mọi người biết, mình tham gia ABL, các đối thủ rất cao to, có những người lên tới 2,20m, họ rất mạnh. Nếu mình rụt rè, không có thế tấn, thế phòng thủ tốt thì sẽ bị họ "đánh" gục".
"Võ League" trên sân chơi trẻ World Cup
Bạo lực là một vấn nạn của sân chơi V.League, tới mức người ta đã tếu táo gọi giải VĐQG của chúng ta là "Võ League". Mà đúng là… có võ thật. Vậy nên, những cầu thủ chỉ thiên về phẩm chất kỹ thuật như Lee Nguyễn có thể được đánh gia cao ở những giải đấu tại Hà Lan hay Mỹ nhưng nếu không "quái" thì chỉ có… ăn đòn.
Người ta cứ kháo nhau rằng, các cầu thủ ở Việt Nam, ngay từ cấp độ trẻ đã được dạy… "đánh" và những chiêu né đòn. Vậy nên, các học trò của Hoàng Anh Tuấn, với không ít cầu thủ đã chinh chiến ở "Võ League" đã có kinh nghiệm đầy mình về… võ công.
Vậy "Võ League" thuộc trường phái nào? Rất giống như võ Đặc công, nó chẳng thuộc trường phái nào, mà là tổng hợp của nhiều môn phái, nên rất đa dạng nhưng đều hướng tới mục đích, hạ gục đối phương một cách kín nhất, đơn giản nhất và nhanh nhất.
đến Hàn Quốc không phải để trở thành cái… rổ đựng bóng, đúng như lời khẳng định của Hoàng Anh Tuấn. Thật vậy, các chàng trai áo đỏ chơi rất tự tin, thậm chí còn… tinh quái và già giơ hơn nhiều so với New Zealand hay thậm chí là Pháp, dù thể lực, tốc độ thua xa họ.
Vì U20 Việt Nam có "Võ League". Cái chất võ và tinh quái ấy đã được thể hiện rõ từ VCK U19 châu Á ở Bahrain. Đặc biệt là trận cầu để đời với Bahrain tại tứ kết, trận đấu đưa chúng ta đến sân chơi trẻ World Cup.
Trận đấu đó, các cầu thủ chủ nhà cao to chỉ biết dùng thể lực nhưng lại thất bại hoàn toàn ngay cả ở những pha tranh chấp tay đôi. Vì, nhắc lại, đám trẻ của ông Tuấn rất quái và có võ.
Để chống lại các đối thủ mạnh mẽ, to cao, các cầu thủ Việt Nam cần một chút "quái".
Từ phút 58 đến 62, hai tiền đạo chủ lực của U19 Bahrain là Abdulaziz Khalid và Hasan Ali phải nằm sân. Đầu tiên là pha cài người của Quang Hải khiến Abdulaziz Khalid bị hất tung lên không trung rồi… ra sân vào bệnh viện.
Thứ hai là pha chuồi bóng chính xác của Bùi Tiến Dụng nhưng làm cho tiền đạo Hasan Ali nằm lăn lộn trên sân ôm chân. Cả hai tình huống này, trọng tài đều không cắt còi phạt các cầu thủ Việt Nam.
Ở tình huống đầu tiên, Quang Hải cao 1,68m, nặng 65 kg. Anh lách người, thủ thế khi Abdulaziz Khalid - cao 1,92m, nặng 91 kg lao vào. Như vậy, chênh lệch về lực giữa Khalid (lao vào) và Quảng Hải (đứng im) đã vào khoảng 260 đơn vị Newton.
Quang Hải đứng im, và nếu gia tốc tối thiểu của Khalid là 30m/s thì lực tác dụng lên người ngôi sao trẻ của Việt Nam đã vào khoảng 7.800 Newton. Vậy tại sao Quang Hải bình yên vô sự, còn gã tiền đạo to lớn của Bahrain… nhập viện?
Võ sĩ Nguyễn Văn Hùng lý giải: "Như tôi đã nói, đó là nhờ thế tấn đặc trưng của taekwondo. Nếu không tấn đúng và biết cách, những vận động viên nhỏ hơn tất nhiên luôn thua thiệt, bởi khi xảy ra va chạm ở tốc độ cao, lực là rất lớn".
Còn trong tình huống thứ hai? Bùi Tiến Dụng bay người sát đất, chân phải quét tới mục tiêu (trái bóng), nhấc tay trái rời đất. Những võ sĩ như Nguyễn Văn Hùng lại nhận thấy, đó là một tuyệt chiêu của… Thiếu Lâm Tự hay Vovinam.
Nét tinh quái có chất… võ ở khía cạnh hợp lệ, tích cực tiếp tục được các cầu thủ trẻ U20 Việt Nam phát huy tại sân chơi World Cup. Tuy nhiên, cũng phải hạn chế những chiêu… cùi chỏ, độc chiêu của Bình Định Gia, như trường hợp của Đình Trọng trong trận gặp U20 Pháp.
U20 Việt Nam cần tránh những thẻ phạt do phạm lỗi không cần thiết.
Vì lối chơi rắn, tinh quái và đôi khi dùng cả cùi chỏ kiểu Bình Định gia hay Muay Thái, Việt Nam đã nhận tới 6 thẻ vàng và 1 thẻ đỏ, mất 9 điểm fair-play, một bất lợi trong trường hợp xét chỉ số phụ dành cho các đội đứng thứ 3 tại các bảng đấu.
Nhưng Việt Nam đâu có cách nào khác? Với chiều cao trung bình 175,81 cm - thấp nhất giải và thể lực cũng chẳng thể so sánh với các đối thủ, thì thầy trò ông Tuấn cần sự tinh quái và một chút của "Võ League", với những "đòn" hợp lệ, trong điều kiện cho phép.