+Aa-
    Zalo

    Những tranh cãi quanh việc đăng hình em bé tử nạn khi di cư

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong khi một số tờ báo có làm mờ hình ảnh, nhiều tờ báo lớn đăng trọn ảnh em bé gây tranh cãi trong giới truyền thông.

    (ĐSPL) - Hôm 3/9, hình ảnh một bé trai Syria nằm bất động trên bờ biển do tử vong trong hành trình tị nạn được đăng tải tràn lan trên các mặt báo trên toàn thế giới. Trong khi một số tờ báo có làm mờ hình ảnh, nhiều tờ báo lớn đăng trọn ảnh em bé gây tranh cãi trong giới truyền thông.

    Theo tin tức từ Reuters, ít nhất 12 người di cư từ Syria, trong đó có hai bé trai, đã chết đuối khi cố gắng vào bờ biển đảo Kos của Hy Lạp hôm 2/9. Những người này gặp nạn khi đang trên đường chạy trốn khỏi đất nước Syria chìm trong nội chiến để đến châu Âu. Những ảnh chụp bé trai nằm bất động trên bờ biển và nhân viên cứu hộ đưa em vào bờ đã nhanh chóng lan truyền trên mạng khiến nhiều người xúc động.

    Tấm hình bé trai tử nạn khi di cư gây tranh cãi trong giới truyền thông. (Ảnh phác họa)

    Tuy nhiên, trong khi nhiều tờ báo làm mờ hình ảnh em bé, tờ Irish Examnier gây bất ngờ trong giới truyền thông khi đăng trên trang nhất ảnh chụp cận cảnh cậu bé này. Một mặt, ban biên tập báo này thừa nhận "quan điểm chung của các hãng truyền thông là không đăng quá rõ các hình ảnh thương tâm của nạn nhân trong khu vực chiến tranh hoặc nơi thiên tai xảy ra". Song tờ báo vẫn quyết định không chỉnh sửa và làm mờ hình về cậu bé Syria sau một cuộc họp nghiêm túc.

    "Những lãnh đạo châu Âu, kể cả Phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc Philippe Douste-Blazy, đã chứng kiến những hình ảnh đau lòng về người tị nạn đến Địa Trung Hải đều khẳng định, mọi người đều cần nhìn rõ 'sự thật kinh hoàng' về những chuyện đang xảy ra. Bức hình em bé Syria tử vong khi trên đường chạy trốn sang châu Âu chính là điển hình của sự kinh hoàng ấy", bài bình luận của Irish Examiner viết.

    Đến ngày 3/9, dường như ban biên tập nhiều tờ báo ở Anh, như Daily Mail, The Sun, The Independent, Guardian bất ngờ thống nhất đăng tấm hình không làm mờ ở ngay trang chủ trên website.

    Các nhà hoạt động vì nhân quyền và phóng viên cho rằng cần phải chia sẻ các bức ảnh đau lòng này để cộng đồng quốc tế hành động hỗ trợ người di cư và tìm cách chấm dứt cuộc chiến ở Syria.

    Hình ảnh đó không đẫm máu, không kích động mà đơn giản là vô cùng đau lòng và phản ánh rõ ràng bi kịch nhân đạo đang diễn ra ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Chúng tôi đã viết nhiều bài báo về hàng trăm người di cư chết đuối trên biển, chết ngạt trong thùng xe, nhưng hình ảnh cậu bé trên bờ biển thật sự phản ánh rõ quy mô của cuộc khủng hoảng di cư này” - Tuổi trẻ dẫn lời giải thích của thư ký tòa soạn Kim Murphy, báo Los Angeles Times.

    Những nhân vật nổi tiếng chia sẻ hình ảnh về nạn nhân nhỏ tuổi Alyan Kurdi có phóng viên Washington Post Liz Sly, Nadim Houry và Peter Boukaert của Tổ chức Giám sát nhân quyền, David Miliband - chủ tịch Ủy ban Giải cứu quốc tế…

    Ảnh phác họa

    Trong khi đó, Wall Street Journal, Baltimore Sun và nhiều tờ báo khác vẫn đưa tin về sự việc nhưng đăng ảnh một tấm hình cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bế cậu bé lên, mặt cậu bé không xuất hiện trong bức hình.

    Nhiều tòa soạn báo khắp thế giới tỏ ra quan ngại, không muốn đăng tải hình ảnh lột tả "sự thật gây sốc" này, và cho rằng họ không muốn bị hiểu nhầm là tờ báo đang sử dụng hình ảnh thương tâm để lôi kéo sự chú ý.

    Vox Media, một trong những tổ hợp truyền thông lớn tại Mỹ, không đăng quá nhiều hình ảnh rõ nét về nạn nhân nhỏ tuổi vì lo ngại tác dụng ngược từ sự lan truyền trên mạng của tấm ảnh.

    "Nhiều người tò mò nhiều hơn là vì lòng trắc ẩn. Tôi hiểu những ý kiến ủng hộ việc đăng ảnh. Nhưng quan điểm của tôi là không nên như vậy, bé trai trong bức hình không thể trở thành một biểu tượng", ông Max Fisher, giám đốc nội dung của Vox nói.

    Theo Dailymail, cảnh tượng quần áo của người tị nạn chết đuối dạt vào bãi biển đã không còn xa lạ gì với những người ở gần bờ biển như Adil. PV của trang tin này kể lại, khi họ tới hiện trường, nhiều du khách người Đức đang giúp thu gom những di vật còn lại của các nạn nhân dạt vào bờ biển, trong đó có những chiếc quần jean, điện thoại di động hay đồng hồ. Đó là những hình ảnh đau xót, gây ám ảnh cho bất cứ ai từng chứng kiến.

    AN LÊ(tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud]v6B644xcbh[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-tranh-cai-quanh-viec-dang-hinh-em-be-tu-nan-khi-di-cu-a109127.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.