+Aa-
    Zalo

    Những thương vụ đình đám tại Shark Tank Việt Nam: Startup vận chuyển được Shark Vương rót vốn kinh doanh ra sao?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hậu Shark Tank, startup vận chuyển SuperShip được Shark Vương rót vốn kinh doanh khá ấn tượng khi doanh thu tăng gấp 10 lần so với 3 năm trước.

    Hậu Shark Tank, startup vận chuyển SuperShip được Shark Vương rót vốn kinh doanh khá ấn tượng khi doanh thu tăng gấp 10 lần so với 3 năm trước.

    CEO SuperShip Lê Thanh Hoài khi tham gia chương trình. Ảnh: Shark Tank Việt Nam.

    Theo nguồn tin từ Shark Tank Việt Nam, doanh thu của SuperShip tăng trưởng mạnh từ 7,4 tỷ đồng trong năm 2017 lên hơn 60 tỷ đồng trong năm 2020, tức là gấp gần 10 lần sau khi gọi vốn trên sóng truyền hình.

    SuperShip là startup giao hàng theo mô hình nhượng quyền do CEO Lê Thanh Hoài cùng các đồng sự sáng lập ra.

    Năm 2018, nhà sáng lập của SuperShip xuất hiện trong mùa đầu tiên của Shark Tank Việt Nam và được tới 4/5 cá mập đồng ý rót vốn.

    Cuối cùng SuperShip chọn về đội Shark Trần Anh Vương (Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư BVG) khi chấp nhận đề nghị đầu tư 2 tỷ đồng đổi lấy 20% cổ phần.

    Dưới sự hỗ trợ của Shark Vương, những năm qua, SuperShip vẫn liên tục phát triển và mở rộng mô hình ra các tỉnh thành.

    Theo thông tin từ Shark Tank Việt Nam, trong năm 2020, startup vận chuyển cán mốc doanh thu hơn 60 tỷ đồng, gần gấp 10 lần doanh thu năm 2017.

    Với một startup đang trong giai đoạn đầu phát triển, câu chuyện lợi nhuận không quá quan trong khi việc chiếm được thị trường, đẩy được doanh số mới là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, doanh số tăng là dấu hiệu cho thấy startup vẫn trên đà tăng trưởng tốt.

    Sau khi có mặt tại Shark Tank Việt Nam, hợp tác cùng Shark Trần Anh Vương và nhận được những gợi ý, định hướng từ vị "cá mập này", thay vì theo hướng đi ban đầu là mở văn phòng đại diện tại mỗi tỉnh thành, SuperShip chọn phát triển mô hình theo hình thức nhượng quyền.

    Tại mỗi tỉnh, SuperShip chỉ cần chọn một hoặc một vài người đại diện, sau đó chuyển giao công nghệ phía sau cho họ. Về bản chất, đơn hàng vẫn đi hệ thống của SuperShip, nhưng công việc giao hàng sẽ do bưu cục nhượng quyền thực hiện.

    Như vậy, SuperShip có 2 nguồn thu: 1 là phí nhượng quyền, 2 là thu phần trăm doanh thu trên mỗi đơn ship.

    Chỉ sau 6 tháng nhận nhượng quyền ở các tỉnh, tính đến tháng 3/2019, SuperShip đã "phủ sóng" 52/63 tỉnh thành tại Việt Nam.

    Chia sẻ trên báo chí, CEO Lê Thanh Hoài cho biết mô hình nhượng quyền giúp SuperShip có thể chạy đua trong cuộc chơi giao hàng khi tận dụng được năng lực tài chính cả hệ thống, năng lực am hiểu thị trường của đối tác tại các tỉnh thành, mô hình nhượng quyền còn tạo ra lợi thế cạnh tranh về chi phí, thời gian giao hàng.

    Hiện SuperShip đã có trên 270 bưu cục trên toàn quốc, mỗi ngày xử lý khoảng 20.000 đơn, tăng trưởng 10-20% mỗi tháng. Công ty giao hàng này cũng kỳ vọng nhận được vốn đầu tư triệu USD vào năm 2020, thực hiện IPO và trở thành công ty đại chúng vào năm 2024.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-thuong-vu-dinh-dam-tai-shark-tank-viet-nam-startup-van-chuyen-duoc-shark-vuong-rot-von-kinh-doanh-ra-sao-a356163.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan