1. Một máy bay không người lái tự tấn công con người
Máy bay Kargu-2 do một nhà thầu quân sự Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất đã được triển khai để truy lùng và bắn tử vong con người trong cuộc xung đột giữa quân đội chính phủ và nhóm vũ trang ly khai tại Libya hồi tháng 3. Dù máy bay không người lái đã được phép tham gia chiến trường từ lâu, nhưng đây là trường hợp đầu tiên trí tuệ nhân tạo được tiêu diệt các mục tiêu là con người.
2. Bộ não con người kết nối không dây với máy tính
Các nhà khoa học tại Đại học Brown (Mỹ) kết nối thành công não người với máy tính thông qua thiết bị truyền phát. Các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm, bị mắc chứng liệt, có thể di chuyển các chi giả qua việc tưởng tượng ra hoạt động của các bộ phận này. Đây được coi là bước tiến quan trọng có thể cải thiện cuộc sống của các bệnh nhân bị chấn thương tủy sống.
4. Tàu thăm dò NASA tạo ra oxy trên Sao Hỏa
Một thiết bị có tên gọi MOXIE (hay còn gọi là Thí nghiệm Sử dụng Nguồn lực Bảo tồn nội vi Oxy trên Sao Hỏa) của tàu thăm dò Perseverance của NASA đã chuyển đổi thành công khí CO2 có trên Sao Hỏa thành oxy. Mặc dù công nghệ này vẫn còn ở giai đoạn trứng nước, nhưng nó có thể giúp hiện thực hóa các sứ mệnh tương lai của con người trên Hành tinh Đỏ.
5. Phụ nữ gốc phi đầu tiên làm Tổng giám đốc WTO
Bà Ngozi Okonjo-Iweala đã làm nên lịch sử vào tháng 3/2021 khi trở thành người châu Phi đầu tiên và là người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Bà cũng là phụ nữ đầu tiên giữ chức Bộ trưởng tài chính Nigeria và 2 lần nắm vị trí này.
6. Đỉnh băng Greenland xuất hiện mưa
Lần đầu tiên trong lịch sử, đỉnh Greenland ở độ cao khoảng 3.200 mét so với mực nước biển có mưa thay vì tuyết. Nhiệt độ ở đỉnh dải băng Greenland cuối tuần trước ở mức cao hơn nhiệt độ đóng băng lần thứ 3 trong vòng chưa đầy một thập kỷ. Không khí ấm góp phần gây ra trận mưa bất thường với 7 tỷ tấn nước trút xuống dải băng này. Lượng băng bị mất hôm 15/8 nhiều gấp 7 lần mức trung bình hàng ngày vào thời điểm này trong năm.
7. Tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số được bán đấu giá hàng triệu USD
"Everydays: The First 5000 Days" do nghệ sĩ Mike Winkelmann thực hiện được bán đấu giá với mức giá 69,3 triệu USD tại nhà đấu giá Christie’s của Anh. Đây là lần đầu tiên nhà đấu giá lớn bán một tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số và cũng là lần đầu tiên chấp nhận thanh toán bằng tiền ảo.
8. Trường học in 3-D đầu tiên trên thế giới mở cửa ở Malawi
Trường học in 3-D đầu tiên trên thế giới đã mở cửa vào tháng 7 tại Malawi. Trường được xây dựng bởi 14Trees - liên doanh giữa một công ty phát triển của Anh và một công ty Thụy Sĩ chuyên về vật liệu xây dựng. Các nhà tổ chức hy vọng rằng công nghệ nhanh chóng và giá cả phải chăng có thể giúp giải quyết tình trạng thiếu trường học trầm trọng trên khắp Malawi.
9. Lần đầu tiên trong lịch sử liên minh, Pháp triệu hồi đại sứ tại Mỹ
Sau khi Mỹ, Anh, Australia công bố hiệp ước thành lập liên minh AUKUS và thỏa thuận đóng tàu ngầm hạt nhân - một động thái hiếm hoi mà nhiều người cho là nhằm đối phó với Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Pháp - quốc gia đang có hợp đồng đóng tàu với Australia đã giận dữ về thỏa thuận này và bày tỏ sự phản đối bằng cách triệu hồi đại sứ Pháp tại Mỹ về nước, lần đầu tiên kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1778.
10. SpaceX phóng phi hành đoàn toàn dân sự đầu tiên vào vũ trụ
Lần đầu tiên tập đoàn SpaceX của tỷ phú Elon Musk đã đưa một phi hành đoàn bao gồm toàn những người không phải phi hành gia chuyên nghiệp vào không gian. Phi hành đoàn SpaceX Crew Dragon, mang theo 4 phi hành gia, đã rời bệ phóng để đi vòng quanh Trái đất trong 3 ngày. Được biết, trong suốt chuyến đi, không có phi hành gia chuyên nghiệp nào trên tàu.
11. Quốc gia đầu tiên đưa Bitcoin trở thành tiền tệ quốc gia
El Salvador đã thông qua một đạo luật vào tháng 9/2021, chấp nhận Bitcoin như một phương tiện thanh toán hợp pháp, bên cạnh đồng USD, vốn là đơn vị tiền tệ trên thực tế của El Salvador kể từ năm 2001. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính lo ngại, tiền điện tử - với sự biến động lớn, có thể bây bất ổn kinh tế cho El Salvador và làm gia tăng tình trạng rửa tiền.
12. Công nhận đại dương thứ 5 trên thế giới
Vào ngày Đại dương Thế giới, Hiệp hội Địa lý quốc gia Mỹ đã công bố một bản đồ mới, thừa nhận vùng nước xung quanh Nam Cực là đại dương thứ 5 của hành tinh, với tên gọi Nam Đại Dương. Trong khi các đại dương khác được xác định theo vị trí địa lý và các mảng kiến tạo, thì Nam Đại Dương lại được xác định theo dòng chảy hải lưu độc đáo của nó, tạm gọi là hải lưu vòng Nam Cực.
Linh Chi(T/h)