+Aa-
    Zalo

    Những sai lầm nhiều mẹ mắc phải khi trị mẩn ngứa cho con

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Mẩn ngứa ở trẻ tuy không nguy hiểm nhưng luôn khiến trẻ khó chịu. Nhiều bà mẹ phải trả giá đắt vì lạm dụng, hoặc áp dụng sai cách trong việc chăm sóc cho con.

    Mẩn ngứa ở trẻ tuy không nguy hiểm nhưng luôn khiến trẻ khó chịu. Nhiều bà mẹ phải trả giá đắt vì lạm dụng, hoặc áp dụng sai cách trong việc chăm sóc cho con.

    Mẩn ngứa ở trẻ do rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có thời tiết, chế độ ăn uống, môi trường… Gần đây, người ta nhận thấy những trẻ béo, có cơ địa dị ứng và những trẻ sinh ra trong gia đình có người thường xuyên bị viêm da… là những đối tượng có nguy cơ cao nhất.

    Với tâm lý không muốn dùng hóa chất mà muốn tận dụng các loại lá tắm từ thiên nhiên cho con, các bà mẹ trẻ không ngần ngại lên các diễn đàn để học hỏi kinh nghiệm. Việc dùng lá tắm từ thiên nhiên hầu hết được các mẹ sử dụng với suy nghĩ “vừa tốt, vừa có tác dụng diệt khuẩn lại không có hóa chất”. Điều này thực sự có ích cho con trẻ. Tuy nhiên với một số trường hợp đã phải trả giá đắt vì cha mẹ quá lạm dụng, hoặc áp dụng sai cách, đặc biệt với những trẻ đã có tiền sử của viêm da cơ địa.

    Theo các chuyên gia, không phải trẻ nào cũng hợp với lá tắm từ thiên nhiên, có những trẻ tắm nước lá tự chế rất hợp. Nhưng đối với trẻ đang bị trầy xước da là rất nguy hiểm. Vì cơ địa của mỗi trẻ khác nhau, nhiều trường hợp đã trẻ đã phải nhập viện và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng vì bị bội nhiễm do lá tắm.

    Nên tắm cho bé hàng ngày với sữa tắm chuyên dùng cho da không chứa sút. Ảnh minh họa.

    Kinh nghiệm trị ngứa cho con

    - Đối với những trẻ có cơ địa dị ứng, các bậc cha mẹ phải luôn đảm bảo vệ sinh da cho con, không để cơ thể trẻ bị nắng, gió tấn công. Không để trẻ gãi lên những vùng da bị tổn thương. Quần áo của các bé phải rộng rãi và làm bằng chất liệu mềm mại.

    - Nên tắm cho bé hàng ngày với sữa tắm chuyên dùng cho da không chứa sút. Không tắm cho trẻ với xà phòng hay sữa tắm thông thường.

    - Đối với những trường hợp da trẻ bị mụn nhọt, mẩn ngứa, nếu phải bôi thuốc, cha mẹ cần vệ sinh tay trước khi bôi thuốc, để phòng vi khuẩn có trong tay có thể xâm nhập qua các vết xước.

    - Khi phát hiện da trẻ có các biểu hiện bất thường, viêm nhiễm, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chữa trị phù hợp, tuyệt đối không nghe các kinh nghiệm truyền miệng để chữa bệnh cho con.

    - Chú ý nên duy trì cho trẻ uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, bổ sung vitamin cho trẻ…

    Theo Báo Gia đình & Xã hội

    Xem thêm video 10 thực phẩm bà bầu nên tránh 

    [mecloud]gm4YL5eTyi [/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-sai-lam-nhieu-me-mac-phai-khi-tri-man-ngua-cho-con-a95482.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.