+Aa-
    Zalo

    Những nguyên nhân khiến khiến Tây Ban Nha trả giá đắt trong cuộc chiến chống Covid-19

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Chính phủ Tây Ban Nha tới nay vẫn bảo vệ quan điểm và cách phản ứng của mình đối với đại dịch Covid-19, khi số người tử vong nhiều thứ 2 thế giới.

    Chính phủ Tây Ban Nha tới nay vẫn bảo vệ quan điểm và cách phản ứng của mình đối với đại dịch Covid-19, khi số người tử vong vì căn bệnh này nhiều thứ 2 thế giới.

    Các nhân viên y tế ôm động viên nhau trước phòng cấp cứu tại bệnh viện Severo Ochoa ở Leganes, Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters

    Tính tới cuối ngày 27/3, Tây Ban Nha đã ghi nhận tổng số 64.059 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 4.858 trường hợp đã tử vong. Theo đó, quôc gia này đã trở thành một “điểm nóng” của dịch Covid-19 trên toàn cầu.

    Số người chết vì Covid-19 ở Tây Ban Nha cũng đã vượt Trung Quốc và hiện đang đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Italy.

    Bộ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha Arancha González Laya thừa nhận rằng một số điều nên được thực hiện khác đi song việc nâng mức cảnh báo và phong tỏa toàn quốc vào ngày 14/3 đã bắt đầu cho kết quả tích cực.

    “Đây là một cuộc khủng hoảng chưa từng có cả về chiều sâu và chiều rộng” bà nói với tờ Guardian. “Chúng ta đã từng thấy đại dịch, chúng ta đã thấy Ebola, SARS, nhưng chúng đã được bản địa hóa hơn nhiều. Các tác động ở cấp độ toàn cầu nhỏ hơn nhiều và Ebola chỉ tập trung ở các quốc gia có hệ thống và cơ sở chăm sóc sức khỏe cực kỳ yếu.

    Còn ở đây chúng ta nói về một đại dịch đang tấn công các quốc gia có sự chuẩn bị nhất trên thế giới.

    Bà González Laya cho biết khi các chính phủ trên khắp thế giới phải đối mặt với các câu hỏi để xử lý khủng hoảng, Tây Ban Nha luôn dựa vào khoa học.

    Khi được hỏi liệu đó có phải là một sai lầm lớn không khi để hàng trăm ngàn người tham gia tuần hành trên toàn quốc cho Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, bà González Laya nói rằng sự chuyển biến của tình hình chỉ trở nên rõ ràng hơn vào ngày hôm sau.

    “Vào ngày 9/3, một ngày sau đó, các nhà khoa học nói với chúng tôi rằng “ mọi thứ đang trở nên tồi tệ hơn, vì vậy bây giờ bạn nên chuyển sang một mức độ cảnh báo khác”, và chúng tôi đã thực hiện ngay sau đó”.

    Bà González Laya cũng chỉ ra rằng các quốc gia EU khác nhau đã lựa chọn các phản ứng rất khác nhau đối với cuộc khủng hoảng. 

    “Ngày chúng tôi kêu gọi tình trạng báo động, chúng tôi đã có 120 người tử vong. Khi chúng tôi đã tuyên bố tình trạng báo động thì hàng xóm của chúng tôi vẫn chưa. Anh, Hà Lan và Thụy Điển quyết định điểm mấu chốt khác với Tây Ban Nha. Họ quyết định ngả theo hướng ‘miễn dịch cộng đồng’”.

    Trước đó, vào hôm 26/3, quốc hội Tây Ban Nha đã phê chuẩn gia hạn phong tỏa toàn quốc tới  11/ 4 và người đứng đầu cơ quan y tế khẩn cấp ở Madrid Fernando Simón cho biết cần thận trọng khi đọc số liệu tử vong mới nhất. 

    Bà González Laya cho biết việc kéo dài lệnh phong tỏa và các biện pháp quyết liệt hơn là điều cần làm. “Chúng tôi đã thực hiện những gì được yêu cầu tại mọi thời điểm và chúng tôi sẽ tiếp tục con đường đó”, bà nói.

    Các nhân viên y tế đối phó với Covid-19 ở A Coruña cảm kích khi họ được cổ vũ bên ngoài bệnh viện của thành phố. Ảnh: Getty

    Điều gì có thể làm khác đi?

    Lý do chính cho sự lây lan nhanh chóng khắp Tây Ban Nha có thể xuất phát từ một điều hết sức bình thường. Tây Ban Nha có một mùa xuân nắng ấm với nhiệt độ vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 trung bình trên 20 độ C. Các quán cà phê vỉa hè, các quán bar vẫn đông khách và người dân ở đây vẫn duy trì thói quen ôm, hôn bạn bè và người thân mỗi khi gặp mặt.

    Ngày 9/2, ông Fernando Simón người đứng đầu cơ quan y tế khẩn cấp ở Madrid nói rằng: “Tây Ban Nha sẽ chỉ có số lượng ít các ca mắc bệnh”.

    Tuy nhiên, chỉ 6 tuần sau đó, chính ông là người công bố số ca tử vong do Covid-19 lên tới hàng trăm người mỗi ngày. Tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở Tây Ban Nha cao gấp 3 lần Iran và 40 lần so với Trung Quốc.

    Ngày 19/2, khoảng 2.500 cổ động viên bóng đá CLB Valencia cùng với 40.000 cổ động viên CLB Atalanta (Italy) kéo tới xem trận đấu trong khuôn khổ Champions League ở Bergamo. Thị trưởng thành phố Bergamo Giorgio Gori đã mô tả sự kiện này chính là “quả bom phát tán virus” ở Lombardy.

    Ở Tây Ban Nha, các cầu thủ, các cổ động viên và phóng viên thể thao Valencia là những người mắc bệnh đầu tiên.

    Ngày 8/3, chỉ 1 tuần trước khi Tây Ban Nha bắt đầu lệnh đóng cửa, các sự kiện thể thao, các cuộc hội họp và các cuộc tuần hành quy mô lớn mừng Ngày Quốc tế phụ nữ vẫn diễn ra khắp nơi.

    Ngày 11/3, khoảng 3.000 cổ động viên Atlético de Madrid vẫn kéo đi xem một trận Champions League khác ở Liverpool.

    Chính phủ của Thủ tướng Pedro Sánchez phản ứng một cách muộn màng và lúng túng. Khi Thủ tướng Sanchez tuyên bố ông sẽ sử dụng quyền hạn khẩn cấp, phải mất tới hơn 24 giờ nói mới có hiệu lực – tới thời điểm đó, một phần dân số Madrid và các thành phố khác đã đi khắp đất nước.

    Mộc Miên (Theo Guardian)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-nguyen-nhan-khien-khien-tay-ban-nha-tra-gia-dat-trong-cuoc-chien-chong-covid-19-a317201.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan