+Aa-
    Zalo

    Những người tuyệt đối không nên ăn lạc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Lạc một loại ngũ cốc giàu chất dinh dưỡng, được rất nhiều người ưa chuộng, nhưng không phải ai cũng nên ăn lạc.

    (ĐSPL) - Lạc một loại ngũ cốc giàu chất dinh dưỡng, được rất nhiều người ưa chuộng, nhưng không phải ai cũng nên ăn lạc.

    Nói tới lạc (đậu phộng) thì chúng ta không ai không biết tới các công dụng của nó và cũng không có ai chưa từng ăn qua.Tuy nhiên, các bác sỹ đã chỉ ra rằng trong thực tế lạc không thích hợp cho tất cả mọi người. Những nhóm người dưới đây nếu ăn lạc sẽ làm giảm sức khỏe hoặc thậm chí đe dọa tính mạng:

    Người bị bệnh gout

    Bệnh gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin và hàm lượng axit uric tích tụ trong cơ thể cao gây ra. Do các thực phẩm giàu chất béo sẽ làm giảm khả năng đào thải axit uric, làm bệnh thêm nặng hơn nên các bệnh nhân mắc bệnh gút thì không nên ăn lạc và các thực phẩm chế biến từ loại ngũ cốc này.

    Lạc tuy nhiều dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể ăn.

    Những người đã cắt túi mật

    Mật là một trong những bộ phận quan trọng trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất béo. Sau khi chúng ta ăn cơm xong, túi mật sẽ co lại và tiết dịch mật vào tá tràng để tạo điều kiện cho tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Các thực phẩm giàu protein và chất béo sẽ gây kích thích mạnh lên túi mật làm tiết ra một lượng dịch mật lớn đủ để hấp thu các chất dinh dưỡng này. Với những bệnh nhân đã bị cắt túi mật thì sẽ không có đủ dịch mật, làm ảnh hưởng tới sự hấp thu các loại thực phẩm giàu chất béo như lạc, từ đó gây nên chứng tiêu hóa không tốt.

    Người mắc bệnh viêm loét dạ dày mãn tính

    Các bệnh nhân mắc phải bệnh viêm loét dạ dày thường có các triệu chứng đau bụng mãn tính, mắc bệnh tiêu chảy hay tiêu hóa không tốt,… nên các bác sĩ thường khuyên nên ăn ít hơn nhưng chia thành nhiều bữa và ăn các thực phẩm thanh đạm ít mỡ. Lạc và các loại hạt có hàm lượng protein và chất béo quá cao nên nếu sử dụng thì sẽ gây khó tiêu hóa và hấp thụ. Do đó, những bệnh nhân này được khuyến cáo là không nên ăn lạc.

    Người có vết bầm tím trên cơ thể

    Lạc là loại thực phẩm có chứa nhiều chất gây đông máu, với những người đang có nhiều vết bầm tím trên cơ thể nếu ăn lạc vào thì sẽ có thể làm cho máu bầm lâu tan hơn, thậm chí làm cho vết bầm thêm nặng hơn nữa.

    Người bị bệnh tiểu đường

    Người mắc bệnh tiểu đường thường được các bác sĩ yêu cầu kiểm soát tổng lượng năng lượng đã ăn trong ngày.Ví dụ như việc sử dụng dầu ăn hàng ngày không được quá 3 muỗng cà phê (30g), trong khi đó 18 hạt lạc tương đương với một thìa dầu (10g) khoảng 90 kilocalories. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cũng nên tránh ăn nhiều lạc.

    Người mắc bệnh máu nhiễm mỡ

    Chế độ ăn uống không hợp lý là một lý do quan trọng gây ra bệnh máu nhiễm mỡ. Cho nên nguyên tắc điều trị bệnh này thông qua chế độ ăn là hạn chế lượng calo,  đồng thời làm giảm lượng axit béo bão hòa và cholesterol. Lạc là thực phẩm có hàm lượng chất béo và lượng calo cao, ăn nhiều chỉ làm bệnh thêm trầm trọng hơn, thâm chí còn gây ra các bệnh nguy hiểm khác như bệnh mạch vành, bệnh tim mạch hay mạch máu não khác đe dọa tính mạng.

    Người đang giảm cân

    Lạc có hàm lượng calo và chất béo cao, đặc biệt là lạc rang thì có hàm lượng calo tăng gấp đôi. Do vậy, những người đangthực hiện các chế độ giảm cân thì không nên ăn lạc.

    Người có máu nóng

    Những người có máu nóngthường mắc các bệnh như viêm khoang miệng,  miệng lưỡi lở loét, mũi chảy máu... mà lạc lại có vị ngọt, thuộc tính nóng. Cho nên ăn lạc thì sẽ tăng hỏa khí, khó thở hơn và làm bệnh thêm nặng hơn.

    Xem thêm video: Cẩn trọng với thức ăn đường phố cho trẻ

    Phạm Xuân Lộc(Theo Nhân dân nhật báo)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-nguoi-tuyet-doi-khong-nen-an-lac-a92022.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan