+Aa-
    Zalo

    Những người thích nuôi chuột làm thú cưng cần cảnh giác điều này

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tuy khó gây bệnh dịch hạch như chuột hoang dã, nhưng những con chuột được nuôi làm thú cưng trong nhà có thể khiến bạn bị ốm qua vết cắn của chúng.

    Tuy khó gây bệnh dịch hạch như chuột hoang dã, nhưng những con chuột được nuôi làm thú cưng trong nhà có thể khiến bạn bị ốm qua vết cắn của chúng.

    Mới đây, một phụ nữ 36 tuổi người Pháp đã phải nhập viện do bị hành hạ bởi những cơn sốt, đau cơ, đau đầu, tay chân nổi mẩn đỏ, nổi mụn dày đặc, sưng mắt cá chân, đầu gối và cổ tay.

    Người phụ nữ nhập viện với cơn đau khớp và những mụn lạ hành hạ. Ảnh: NEJM

    Qua kiểm tra sức khỏe và lời kể của bệnh nhân, các bác sĩ đi đến kết luận: Cô bị sốt do chuột cắn - con vật mà cô nuôi như thú cưng bé nhỏ ở nhà. Theo trí nhớ của bệnh nhân, cô bị một vết cắn nhỏ xíu ở tay khoảng 10 ngày trước.

    Rất may cơn "sốt chuột cắn" của cô đã thuyên giảm sau khi được bác sĩ cho dùng kháng sinh mạnh. Theo y văn, sốt chuột cắn có thể gây chết người.

    Theo các bác sĩ, bệnh "sốt chuột cắn" là bệnh do động vật truyền sang người, thông qua các vết cắn, vết cào của các con vật thuộc bộ gặm nhấm, đặc biệt là chuột hoặc các con vật nuôi trong nhà (chó, mèo...). Dựa theo căn nguyên và các biểu hiện lâm sàng chúng ta có thể phân biệt:

    1. Bệnh Sodoku, được mô tả bởi tác giả người Nhật Bản, gây nên bởi Spirillum minus

    Spirillum minus thường gây bệnh sốt do chuột cắn ở châu Á, một vài ca bệnh rải rác được báo cáo ở châu Úc, châu Phi, châu Mỹ và châu Âu. S. minus được tìm thấy ở cơ lưỡi của các loài chuột, chó, mèo hoàn toàn khỏe mạnh.

    Bệnh được lây một các tình cờ, trực tiếp qua các vết cắn hoặc vết cào, hoặc gián tiếp thông qua tiếp xúc, hoặc ăn các thức ăn có lẫn nước tiểu của chuột chứa mầm bệnh. 25% số chuột được xét nghiệm có mang S. minus.

    Nếu bệnh nhân không được điều trị, bệnh kéo dài thường 1 đến 2 tháng và gây ra tỷ lệ tử vong khoảng 6 đến 10%.

    2. Bệnh sốt Haverhill được mô tả bởi tác giả người Mỹ, gây nên bởi Streptobacillus moniliformis

    Bệnh sốt do chuột cắn căn nguyên là Streptobacillus moniliformis được biết đến dưới tên gọi là sốt Haverhill, sốt Haverhill được mô tả tại Ấn Độ 2000 năm trước và nó là bệnh phổ biến hơn Sodoku. Năm 1926, Streptobacillus moniliformis được xác định là nguyên nhân gây bệnh tại thị trấn Haverhill, bang Massachusetts.

    Streptobacillus moniliformis là trực khuẩn gram âm, ưa khí, không di động, không có vỏ bao, đa hình thể. Chúng thường có hình cầu, hình oval, hình thoi, trong một số trường hợp chúng cuộn thành hình khối. Chúng được tìm thấy trong mũi hầu của chuột.

    Sốt do chuột cắn là căn bệnh lây từ thú cưng sang người, có thể gây chết người. Ảnh minh họa

    3. Nhiễm hantavirus

    Đây là bệnh do chuột truyền qua chất thải như phân, nước tiểu, nước bọt của chuột. Người bệnh có triệu chứng như: Sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi, hạ huyết áp, xuất huyết dưới da, tiểu ít, suy thận. Tỉ lệ tử vong khoảng 5% nếu không điều trị kịp thời.

    Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo không nuôi thú cưng là loài gặm nhấm nếu gia đình có phụ nữ mang thai, con nhỏ từ 5 tuổi trở xuống hoặc người hệ miễn dịch yếu. Ngay cả người khỏe mạnh khi nuôi thú cưng là loài gặm nhấm cũng không nên hôn hoặc đưa thú cưng gần mặt vì chúng rất dễ giật mình và cắn bạn.

    Trong mọi trường hợp, phải báo cho bác sĩ để được đánh giá nếu bạn bị loài gặm nhấm cắn, cho dù nó là con thú cưng được chính tay bạn chăm sóc, giữ vệ sinh sạch sẽ.

    Minh Khôi (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-nguoi-thich-nuoi-chuot-lam-thu-cung-can-canh-giac-dieu-nay-a299149.html
    Chó mèo cắn, đừng chủ quan!

    Chó mèo cắn, đừng chủ quan!

    Nhiều trường hợp người dân không may bị vật nuôi trong nhà tấn công khiến cơ thể bị tổn thương nặng, đặc biệt là trẻ em.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Chó mèo cắn, đừng chủ quan!

    Chó mèo cắn, đừng chủ quan!

    Nhiều trường hợp người dân không may bị vật nuôi trong nhà tấn công khiến cơ thể bị tổn thương nặng, đặc biệt là trẻ em.