Nhiều hộ gia đình tại khắp các tỉnh, thành khắp cả nước đã tìm thêm được nguồn thu nhập mới lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm nhờ mô hình làm củi từ trấu.
Vợ chồng anh Đỗ Mạnh Trung, xã Khánh Lợi, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình có doanh thu mỗi năm 2 tỷ đồng từ mô hình làm củi trấu siêu nhiệt. Mô hình này anh Hùng tình cờ học được trong một chuyến du lịch với gia đình. Sau khi thăm quan mô hình làm củi trấu siêu nhiệt từ vỏ trấu tại một huyện ngoại thành Hà Nội, anh Trung bàn với vợ xây dựng xưởng để làm củi trấu siêu nhiệt.
Cứ thứ bảy, chủ nhật, anh Trung lại lặn lội lên Hà Nội để học cách vận hành máy ép củi trấu và đi kiếm nguồn thu mua vỏ trấu. Ngày thường, ban ngày vợ chồng anh đi làm, đêm hì hụi chồng đốt máy, vợ trở trấu. Năm 2013, anh Trung bàn với vợ vay ngân hàng 200 triệu đồng, rồi mượn thêm của bạn bè để mở xưởng làm củi trấu và mua máy vận hành.
Hiện, bình quân mỗi ngày, các cơ sở của anh Trung sản xuất 2.000 – 5.000 tấn. Sản phẩm củi trấu siêu nhiệt có giá thành 2.000 đồng/kg. Mỗi năm, vợ chồng anh Trung có doanh thu hơn 2 tỷ đồng từ củi trấu siêu nhiệt. Các cơ sở sản xuất của anh Trung giải quyết việc làm cho nhiều lao động với mức lương từ 3-7 triệu đồng/tháng…
Anh Đỗ Mạnh Trung ở Ninh Bình mỗi năm thu khoảng 2 tỷ đồng từ mô hình làm củi trấu siêu nhiệt. Ảnh: Dân Việt.
Tốt nghiệp ĐH Giao thông vận tải, là một kỹ sư cơ khí có công việc ổn định tại Hà Nội nhưng Lê Trường An (sinh năm 1990) tại Giao Thủy, Nam Định đã quyết định nghỉ việc về quê lập nghiệp.
Tính đến năm 2014 cơ sở sản xuất của Trường An đã đạt doanh thu của cơ sở sản xuất đạt từ 1,5 tỷ đến 2 tỷ/năm; giải quyết việc làm cho 9 lao động thường xuyên và 5 lao động thời vụ với mức lương 2,8 triệu đồng/người.
Cơ sở sản xuất củi trấu của anh Lê Trường An ở Nam Định.
Mô hình sản xuất củi trấu tại một cơ sở xay xát.
Tương tự, anh Lương Văn Minh ở khối phố 5, thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, Quảng Nam thu lãi hơn 100 triệu đồng/tháng từ sản xuất củi trấu.
Minh Thư(T/h)