+Aa-
    Zalo

    Những mối nguy hiểm cần biết trước khi quyết định nuôi thú cưng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nuôi thú cưng trong nhà như mèo, chó, chim cảnh,.. tiềm ẩn rất những mối nguy hại cho sức khỏe thậm chí là tính mạng của những người trong gia đình.

    Nuôi thú cưng trong nhà như mèo, chó, chim cảnh,.. tiềm ẩn rất những mối nguy hại cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng của những người trong gia đình.

    Hầu hết các tương tác giữa con người và vật nuôi đều tích cực. Tuy nhiên, các vật nuôi trong nhà có thể mang một số bệnh ảnh hưởng đến chúng ta.

    Đặc biệt, theo trào lưu hiện nay, các vật cưng trong nhà không chỉ dừng lại ở chó, mèo, chim, cá cảnh, mà nhiều người còn nuôi thêm cả chuột cảnh, rùa, các loài bò sát như bọ cạp, nhện… thậm chí có cả động vật hoang dã như sóc, khỉ…, thì những nguy cơ tiềm ẩn đe dọa sức khỏe càng tăng lên gấp bội.

    Nhiều gia đình cho thú cưng tiếp xúc gần với trẻ nhỏ. Ảnh minh họa

    Do đó bạn cần tìm hiểu kỹ những nguy hiểm có thể rình rập các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ, trước khi quyết định nuôi thú cưng trong nhà.

    1. Khi thú cưng “nổi điên” tấn công người

    Đây là mối nguy hiểm có thể nhìn thấy ngay được. Thú cưng có thể tấn công những người xung quanh theo nhiều cách khác nhau như: cào, cắn, tấn công liên tiếp…

    Không chỉ những con vật nuôi có trọng lượng lớn lên tới hàng chục ký và hung dữ như chó ngao, chó pitbull, doberman, rottweiler, becgie... tấn công mới gây nguy hiểm. Những vết cào hay cắn từ các con vật nuôi nhỏ bé như mèo, chuột hamster… cũng nguy hiểm không kém, có thể gây nhiễm trùng hoặc gây bệnh dại.

    Có những trường hợp trẻ em bị chó nhà tấn công. Ảnh: Toments

    Với trẻ em, nguy hiểm này tăng lên rất nhiều lần vì các em nhỏ thường thích đùa nghịch với vật nuôi. Bên cạnh đó, với hạn chế về chiều cao và sức khỏe, các tổn thương ở trẻ em khi bị vật nuôi tấn công thường để lại hậu quả nghiêm trọng hơn. Đầu, cổ, mặt, hai tay và những vị trí trên cơ thể trẻ nhỏ dễ bị thú cưng tấn công.

    BS Nguyễn Văn Đẩu, Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1, cho biết ông đã từng gặp mấy chục ca trẻ con bị chó cắn gây thương tích nặng phải nhập viện, trong đó hầu hết là chó nhà nuôi. Ca mới nhất mà Khoa Răng Hàm Mặt tiếp nhận là bé trai 3 tuổi tên T.T.T ở Củ Chi, bị chó cắn với hàng loạt vết thương ở má và môi khiến các bác sĩ phải khâu thẩm mỹ tới vài trăm mũi.

    2. Nguy cơ gây dị ứng

    Đây cũng là một trong những mối lo lắng của các gia đình khi nuôi thú cưng. Chó, mèo gãi hay rũ lông làm bụi trong lông và cả những sợi lông nhỏ li ti trên cơ thể vật nuôi rụng, bám lại trên chăn, màn, ghế sofa, thảm, các vật dụng trong nhà. Đó là nguyên nhân gây ra dị ứng đối với những người có cơ thể mẫn cảm.

    Trẻ em trong khi đùa nghịch với thú cưng có thể hít hay nuốt phải lông chó, mèo…, là một trong những nguyên nhân gây ra hen suyễn, khó thở, viêm phế quản.

    Lông chó, mèo có thể gây dị ứng chó người. Ảnh: Mèo Cảnh

    Bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp BV Nhi Đồng 1, TP.HCM cho biết: "Những thú cưng có lông như chó, mèo, chim, chuột cảnh... là một trong những nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng và hen suyễn ở trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu, lông vật nuôi chiếm đến 10% nguyên nhân gây dị ứng. Cá biệt, có một nghiên cứu ở bệnh viện Bạch Mai cho thấy, tới 25% các ca bệnh dị ứng đến khám liên quan đến chó, mèo”.

    3. Nhiễm ký sinh trùng từ thú cưng

    Nuôi thú cưng đồng nghĩa với việc bạn phải “nuôi” thêm cả những ký sinh trùng trên các con vật này, chính những loại ký sinh đó trở thành nguyên nhân gây bệnh.

    Sán dải là một trong những ký sinh trùng nguy hiểm xuất hiện trong ruột non của chó. Chúng phát triển làm cho người lớn, trẻ nhỏ bị đau bụng, tiêu chảy, ngứa ngoài da, dị ứng.

    Các loại ký sinh trùng trên thú nuôi gây nguy hiểm sức khỏe cho con người. Ảnh minh họa

    Một số bệnh khác dễ gặp do nhiễm ký sinh trùng khi nuôi thú cưng trong nhà: bệnh giun đũa chó, mèo; giun móc chó, mèo; trùng bào tử; hắc lào, nấm má…

    Theo BS Trần Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp BV Nhi Đồng 1: “Có người bị viêm phổi điều trị hoài không hết, khi đi khám, làm xét nghiệm mới tìm ra nguyên nhân là do ký sinh trùng chó, mèo. Chúng rất độc hại, có thể xuyên qua da đi vào cơ thể và tấn công các nội tạng”

    Bích Nga (T/h)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-moi-nguy-hiem-can-biet-truoc-khi-quyet-dinh-nuoi-thu-cung-a237120.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan