Cà rốt là một loại rau củ thường được coi là thực phẩm hoàn hảo cho sức khỏe. Cà rốt là một nguồn đặc biệt tốt của beta carotene, chất xơ, vitamin K1, kali và chất chống oxy hóa.
Chúng cũng có một số lợi ích cho sức khỏe, tốt cho việc giảm cân và có liên quan đến việc giảm mức cholesterol và cải thiện sức khỏe của mắt. Hơn nữa, chất chống oxy hóa carotene của cà rốt có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư.
Mặc dù có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng cà rốt cũng là món được khuyên không nên ăn thường xuyên.
Những tác dụng phụ của cà rốt nếu bạn ăn thường xuyên:
Gây táo bón
Theo các chuyên gia, cà rốt có tác dụng hiệu quả khi bị tiêu chảy, đặc biệt với trẻ em khi bị tiêu chảy nếu ăn cháo cà rốt, uống nước cà rốt sẽ có tác dụng hữu hiệu. Vì trong cà rốt tuy có lượng chất xơ rất dồi dào nhưng ở dạng không hòa tan, nếu ăn quá nhiều mà không uống đủ nước sẽ làm tắc nghẽn tại ruột và gây nên hiện tượng táo bón.
Gây rối loạn kinh nguyệt
Đối với phụ nữ, nếu dùng hơn 0,5 lít nước ép cà rốt hoặc hơn 300g cà rốt/ ngày một cách thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sự rụng trứng, gây rối loạn kinh nguyệt thậm chí là vô kinh một thời gian.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, phụ nữ ăn nhiều cà rốt có thể bị ức chế sự rụng trứng, giảm chức năng buồng trứng do tác dụng của quá nhiều carotenoid. Do đó, một tuần bạn chỉ nên ăn 2-3 lần để hấp thu dinh dưỡng và giúp phát huy tối đa giá trị của cà rốt.
Gây vàng da
Ăn lâu dài một số lượng lớn cà rốt không chỉ gây ra tình trạng ngộ độc cà rốt do tăng methemoglobine máu mà lượng carotene cao tích trữ trong cơ thể không được chuyển hoá hết cũng sẽ gây ứ đọng ở gan gây chứng vàng da (biểu hiện rõ nhất ở chóp mũi, lòng bàn tay, gan bàn chân…), ăn không tiêu, mệt mỏi...
Tình trạng này tuy chỉ gây ảnh hưởng thẩm mỹ, không nguy hiểm và dễ kiểm soát (chỉ cần ngưng hay giảm ăn cà rốt một thời gian sẽ hết vàng da) nhưng cũng dễ làm người bệnh lo lắng. Vì vậy, tốt hơn hết với người lớn không nên dùng quá 300g và trẻ em không dùng quá 150g cà rốt trên một tuần.
Có thể gây ra dị ứng
Dị ứng cà rốt liên quan đến việc bị dị ứng bởi các protein cụ thể của cà rốt. Các triệu chứng của dị ứng cà rốt bao gồm ngứa hoặc sưng môi và kích ứng mắt và mũi.
Có thể gây ra đầy hơi
Tình trạng này có thể trở nên trầm trọng hơn nếu bạn ăn quá nhiều, cuối cùng dẫn đến đầy hơi.
Có thể không an toàn cho trẻ sơ sinh
Điều này liên quan nhiều hơn đến kích thước của cà rốt. Miếng lớn cà rốt có nguy cơ làm trẻ sơ sinh bị nghẹt thở. Do đó, bạn có thể muốn hạn chế lượng cà rốt cho trẻ sơ sinh. Quan trọng hơn là làm cho chúng thành một hỗn hợp sền sệt.
Có thể gây ngộ độc vitamin A
Nửa cốc cà rốt có 459mcg beta-carotene, khoảng 1.500 IU vitamin A. Mức vitamin A vượt quá 10.000 IU đã có thể gây độc hại bao gồm chán ăn, buồn nôn, nôn, rụng tóc, mệt mỏi và chảy máu mũi, ức chế sự hình thành xương, dẫn đến gãy xương. Độc tính vitamin A lâu dài cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng thận.
Độc tính xảy ra do vitamin A tan trong chất béo, nên bất kỳ lượng vitamin A dư thừa nào trong cơ thể sẽ được lưu trữ trong gan hoặc mô mỡ. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ vitamin A theo thời gian và cuối cùng gây độc cơ thể.
Những lưu ý để ăn cà rốt đúng cách
Không ăn quá nhiều
Hạn chế ăn quá nhiều cà rốt, bởi việc này có thể làm cho cơ thể không thể hấp thụ toàn bộ beta carotene. Khi beta carotene không được chuyển hóa hoàn toàn, nó sẽ tích tụ trong một số cơ quan của cơ thể, gây ra các triệu chứng như mắt và da vàng, chán ăn.
Ăn cà rốt sống đúng cách
Tuy cà rốt sống rất tốt cho sức khỏe, nhưng bạn nên hạn chế tiêu thụ nó, khoảng 2 - 3 lần/tuần là lựa chọn hợp lý. Đối với người lớn, mỗi lần ăn khoảng 100g cà rốt sống, còn trẻ em chỉ nên ăn khoảng 30 - 50g. Điều này đảm bảo cung cấp các dưỡng chất từ cà rốt mà không gây quá tải cho cơ thể.
Làm sạch cà rốt
Trước khi ăn, hãy rửa sạch cà rốt, gọt vỏ và cắt bỏ hai đầu để loại bỏ hoá chất từ thuốc diệt côn trùng có thể còn lại trên bề mặt cà rốt, nhằm tránh ngộ độc.
Chọn cà rốt chất lượng
Nên chọn mua cà rốt có màu sắc tươi sáng, củ cứng chắc, thẳng và bề mặt trơn láng. Cà rốt có màu cam đậm chứa nhiều beta carotene hơn.
Như Quỳnh (T/h)