Thông thường chúng ta sẽ vứt bỏ hạt khi ăn trái cây. Tuy nhiên, mọi người vẫn cần nên lưu ý 4 loại hạt trái cây có độc để tránh nuốt chúng hoặc bỏ hạt khi làm nước ép.
Hạt táo
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hạt quả táo khi tiêu thụ vào cơ thể đều có thể tạo thành hydrogen cyanide trong ruột. Nếu ở liều thấp, nó gây mệt mỏi, buồn nôn và choáng váng… Song ở liều cao, chất cực độc này có thể làm rối loạn hô hấp, hạ huyết áp, đau đầu, hôn mê, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Trang Business insider cũng cho biết, hạt của loại trái cây này có khả năng chuyển đổi thành chất độc xyanua khi bị nghiền nát. Mỗi một cân hạt táo chứa khoảng 700 miligram hydrogen cyanide, nêu ăn liên tục 25 lõi táo, có thể mất mạng do ngộ độc xyanua.
Hạt vải
Hầu như mọi người đều vứt bỏ hạt khi ăn vải. Tuy nhiên, Y học dân gian sử dụng hạt vải để giảm đau, và người dân ở miền Bắc Ấn Độ từ lâu đã sử dụng hạt vải dạng bột để chữa rối loạn tiêu hóa. Theo truyền thống, hạt vải được uống như trà làm từ hạt bột.
Tuy nhiên, hạt vải có các hợp chất độc hại mạnh được gọi là hypoglycin A và methylene cyclopropyl-glycine (MCPG). Hai chất độc này có liên quan đến bệnh não do hạ đường huyết (lượng đường trong máu trong cơ thể cực thấp có thể gây hôn mê). Các chất độc còn cản trở việc sản xuất glucose trong cơ thể.
Do vậy, mọi người không nên sử dụng hạt vải làm thuốc hay thử ăn loại hạt này. Đặc biệt, nên lưu ý đối với trẻ nhỏ.
Hạt cà
Trong trái cà có chứa nhiều solanin, rất dễ dẫn tới ngộ độc, nên khi ăn cà, cần muối chua để chất độc giảm đi sẽ an toàn. Không nên thường xuyên ăn cà muối xổi, muối chưa kỹ. Hạt cà pháo có vỏ khá cứng, khi ăn vào khó tiêu hóa. Ngoài ra, hạt cà có lông nhỏ, có thể gây ho.
Hạt mãng cầu (hạt na)
Thông thường không ai ăn hạt mãng cầu nhưng loại hạt này thường được sử dụng để loại bỏ chấy rận trên tóc và chăm sóc da mặt, nó có tác dụng rất tốt ngoại trừ khi tiếp xúc với mắt.
Theo một nghiên cứu, khi mắt tiếp xúc với bột hạt mãng cầu sẽ bị kích ứng, đau dữ dội, mẩn đỏ, chảy nước mắt, sưng mí mắt và sợ ánh sáng.
Theo nghiên cứu, các hợp chất hoạt động như alkaloid, cyclohexapeptide và acetogenin có trong hạt mãng cầu gây ra sự bất thường về tính toàn vẹn của biểu mô.
Nghiên cứu còn tiết lộ thêm rằng việc tiếp xúc với bột hạt mãng cầu gây ra hiện tượng bào mòn và trầy xước giác mạc, kích ứng kết mạc và loét mắt. Trong vòng 6 đến 12 giờ, độc tính có thể dẫn đến viêm kết giác mạc nhiễm độc.
Tạp chí Nhãn khoa Ấn Độ cũng lưu ý rằng độc tính có thể dẫn đến viêm giác mạc do vi khuẩn nếu điều trị sai thuốc. Tệ hơn nữa, người ta có thể bị mù nếu nước hạt mãng cầu rơi vào mắt. Mặc dù có độc tính nhưng việc vô tình nuốt phải hạt nhân sẽ không gây nguy hiểm gì vì nó vẫn còn nguyên vẹn.
Do vậy, mọi người nên vứt bỏ hạt mãng cầu, không nghiền nát hay đùa nghịch với loại hạt này. Đặc biệt, sau đó không nên cho tay lên mắt. Mọi người cũng nên lưu ý tránh sử dụng bột hạt mãng cầu để điều trị tóc hoặc tẩy da chết vì có thể vô tình tiếp xúc với mắt.
Hạt anh đào
Anh đào là loại quả có hương vị thơm ngon, đẹp mắt, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, hạt quả anh đào có chứa hợp chất hydrogen cyanide có độc tố cao, nếu đi vào cơ thể dễ gây nguy hiểm tính mạng, nó cũng là một loại hạt có chứa chất cực độc.
Hạt cà chua
Cà chua là loại thực phẩm quen thuộc thường xuất hiện trong bữa cơm gia đình. Cà chua còn được dùng để ăn sống,hoặc trộn trong món sa lát với nhiều loại rau khác, vị của nó chua chua ngọt ngọt, thanh mát và dễ ăn lại tốt cho sức khỏe, rất lành mạnh.
Lycopene trong cà chua rất tốt cho nam giới vì nó có thể giúp phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, cà chua cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe như làm giảm huyết áp, cải thiện lưu thông máu, chống độc tố trong cơ thể...
Tuy nhiên, khi vào đường ruột, hạt cà chua khó tiêu hóa, dễ gây táo bón. Hơn nữa, trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, hạt cà chua dễ lọt vào ruột thừa, gây viêm ruột thừa.
Hạt lê
Quả lê thường được các chị em nội chợ chọn lựa mỗi khi hè về, quả lê chứa nhiều nước và vị ngọt thanh mát, nhưng lưu ý khi ăn lê mọi người nên chú ý lược bỏ hạt để tránh gây hại cho cơ thể. Nguyên nhân là bởi hạt lê khi bị nghiền nát ra có thể tạo thành hydrogen cyanide cực độc. Khi nạp vào cơ thể chất này có thể gây ngộc độc với các triệu chứng như: Nếu nhẹ thì buồn nôn, choáng váng, nếu nặng thì đau đầu, hôn mê, nguy hiểm tính mạng, vì vậy nó cũng là một loại quả có chứa hạt cực độc.
Những loại trái cây nào có thể ăn hạt?
Có một số thắc mắc: "Ăn hạt trái cây có an toàn không?". Ngoài những loại hạt trái cây đã được đề cập trên, một số trái cây có thể ăn hạt và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ, chẳng hạn:
- Dưa hấu: Hạt dưa hấu rất giàu khoáng chất, bao gồm magiê, kẽm, sắt, canxi, phốt pho và kali. Loại hạt này cũng chứa protein, chất béo, folate và carbohydrate. Thay vì nhổ hạt ra khi ăn dưa hấu, bạn hãy nhai chúng cùng với thịt dưa.
- Lựu: Hạt lựu chứa nhiều chất dinh dưỡng: chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
- Đu đủ: Hạt đu đủ có thể ăn được và đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ nhờ có chứa chất xơ, axit béo lành mạnh và các hợp chất có lợi khác, bao gồm polyphenol và flavonoid. Tuy nhiên, phụ nữ có thai và cho con bú không nên ăn hạt đu đủ. Tránh ăn hạt này với số lượng nhiều vì có thể gây tiêu chảy.