+Aa-
    Zalo

    Những kinh nghiệm cần “bỏ túi” khi đi du lịch biển

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Đây đều là những kiến thức hữu ích cho bạn và cả gia đình khi đi du lịch biển trong dịp hè này.

    (ĐSPL) – Đây đều là những kiến thức hữu ích cho bạn và cả gia đình khi đi du lịch biển trong dịp hè này.

    Cách để chống chọi với ánh nắng

    Liên quan đến vấn đề chống nắng khi đi du lịch biển, báo Sức khỏe và Đời sống khuyênbạn nên ngồi dưới bóng cây có tầng lá dày che tia nắng hơn là ngồi dưới bóng ô dù. Vì khi ở dưới bóng ô dù, 30\% các tia cực tím vẫn còn xuyên qua và phản chiếu qua nền cát, đất vào người.

    Trên bãi biển, bạn nên ngồi dưới bóng cây có tầng lá dày che tia nắng hơn là ngồi dưới bóng ô dù. Ảnh minh họa.

    Ngoài ra, bạn không nên ra nắng trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 16 giờ, đây là thời gian có nhiều tia nắng độc hại. Nếu muốn tắm biển, bạn tắm vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều muộn vì khi đó khí quyển đã lọc bớt các tia cực tím B.

    Một điều nữa bạn cũng nên nhớ, không nên ở trên bãi biển cả ngày, chỉ tắm biển khoảng 1 giờ trong ngày là đủ để các hắc tố bào tiếp thu đủ liều lượng ánh nắng, làm da bắt màu đồng đẹp.

    Trang phục khi đi du lịch biển

    Khi tắm biển, bạn nên mặc quần áo có màu sẫm, dệt bằng sợi vải hoặc tơ lụa, sợi dệt dày hoặc chọn áo quần nhìn qua không thấy ánh sáng mặt trời. Tốt nhất nên chọn những bộ đồ tắm, quần sort, áo thun ôm sẽ tạo cho bạn cảm giác thoải mái khi nô đùa cùng sóng biển. Chuẩn bị thêm khăn choàng rộng, mũ rộng vành và kem chống nắng...

    Bên cạnh đó, khi đi dạo trên biển, bạn không nên mặc quần áo ướt (đặc biệt bằng vải sợi) vì chúng dễ để lọt qua các tia cực tím hơn quần áo khô. Khi ra nắng phải đội mũ to vành (vành rộng trên 7,5 cm) để che mặt, gáy, và cổ. Nên đeo kính râm (chống tia cực tím) để tránh những tác hại của tia cực tím như viêm màng tiếp hợp, đục nhân mắt, hư hại võng mạc.


    Lưu ý, dù là quần áo bơi nhưng cũng không nên quá phản cảm, thiếu vải… gây thiếu thẩm mỹ.

    Cảnh báo trước khi tắm biển

    Trong cuốn Cẩm nang du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu có khuyên bạn, khi tắm biển, bạn không nên tắm ngay, nhất là khi cơ thể đang mệt mỏi, hay vừa ngủ dậy. Trước khi tắm và ngâm mình dưới nước, bạn phải khởi động vài phút.  

    Nên chuẩn bị cho trẻ phao bơi khi tắm biển. Ảnh minh họa.

    Ngoài ra, bạn không nên xem thường bất cứ biển báo nào ở khu vực bãi biển như biển cấm nguy hiểm, khu vực nước sâu, sóng lớn, đề phòng và tuân thủ những hướng dẫn cảnh báo sóng thần. Đối với trẻ em, tắm biển cần mang theo phao bơi và phải có người lớn bên cạnh. Mặt khác, trước khi đi du lịch biển, hãy tìm hiểu kỹ và tránh đi vào những vùng có dịch bệnh mà các cơ quan chức năng đã khuyến cáo.

    Những ai hạn chế đi tắm biển?

    - Tất cả các du khách có tiền sử về bệnh động kinh co giật tuyệt đối không nên tắm biển.

    - Những du khách có tiền sử về các bệnh tim mạch nói chung không nên tắm lâu, không bơi xa bờ, bơi gắng sức, không leo dốc gắng sức hoặc nơi có áp lực sóng cao thì không nên tắm.

    Những người bệnh tim mạch không nên tắm biển quá lâu. Ảnh minh họa.

    - Những du khách có bệnh mãn tính, cảm nhiễm hiện tại cần chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc chữa bệnh trong suốt cuộc hành trình.

    Lưu ý: Khi đi du lịch biển, bạn nên cẩn trọng với thức ăn đường phố, thức ăn bán dạo. Thay vào đó, bạn chỉ nên ăn ở hàng quán được bài trí hợp vệ sinh để đảm bảo cho sức khỏe của chính bạn và cả gia đình.

    MẠC NHIÊN(Tổng hợp)

    Xem thêm video Phân biệt giá đỗ sử dụng thuốc kích thích

    [mecloud]jYQk9EksFU[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-kinh-nghiem-can-bo-tui-khi-di-du-lich-bien-a99008.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.