Nhiều người thường có thói quen uống cà phê, nhất là uống cà phê buổi sáng. Cà phê làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, giảm nguy cơ suy tim và thậm chí giảm nguy cơ nghe kém. Uống cà phê thậm chí có thể giúp giảm cân.
Nhưng đối với một số người, cà phê thực sự có thể có nhiều tác dụng phụ tiêu cực hơn là tích cực. Dưới đây là những người không nên uống cà phê.
Người bị hội chứng ruột kích thích (IBS)
Caffein có thể làm tăng nhu động ruột, bao gồm tăng nguy cơ tiêu chảy (một triệu chứng chính của hội chứng ruột kích thích). Vì vậy, nếu bị IBS, bạn nên hạn chế/tránh đồ uống có chứa caffein.
Người bị bệnh huyết áp cao
Với những người bị bệnh huyết áp cao nên hạn chế uống cà phê. Nguyên nhân là khi uống vào có thể gây ra các vấn đề đối với những người bị huyết áp cao mãn tính do tiếp xúc với caffeine. Đồng thời, những bệnh nhân cao huyết áp, hãy đảm bảo rằng bạn luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đưa cà phê vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Người bị tăng nhãn áp (glôcôm)
Áp lực nội nhãn tăng đối với những người bị glôcôm khi uống cà phê (theo một nghiên cứu gần đây), vì vậy người ta khuyên nên hạn chế/tránh uống, nhưng cần nghiên cứu thêm
Người bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Caffein có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới, là van giữa thực quản và dạ dày. Nếu bị GERD, hãy xem việc chuyển sang cà phê không có caffeine có giúp ích hơn không, hoặc có thể bỏ cà phê hoàn toàn.
Người có bàng quang quá hoạt động
Tất cả chúng ta đều biết tốt nhất là nên tránh uống cà phê trước một chuyến đi dài, đặc biệt là nếu thời gian nghỉ đi vệ sinh bị hạn chế. Việc tiêu thụ caffein có thể làm tăng cả tần suất đi tiểu và tiểu gấp. Nếu không thường xuyên uống cà phê, bạn có thể thậm chí còn nhạy cảm hơn với hiệu ứng này.
Người bị một số loại bệnh tim, như loạn nhịp tim
Vì caffein từ cà phê có thể gây tăng huyết áp và nhịp tim tạm thời, nên điều quan trọng đối với bất kỳ ai có bệnh tim từ trước là phải hỏi bác sĩ về việc có được uống cà phê không và uống bao nhiêu là an toàn.
Người bị tiêu chảy
Caffein có tác dụng làm tăng nhu động ruột, không có lợi nếu bạn đang bị tiêu chảy. Cà phê decaf có thể ít vấn đề hơn, mặc dù chất lỏng nóng nói chung có xu hướng kích thích ruột.
Phụ nữ đang cho con bú
Do trong thành phần của cà phê chứa nhiều caffeine là một chất kích thích và lợi tiểu, nên mối quan tâm là một người mẹ đang cho con bú có thể có nguy cơ bị mất nước. Đồng thời, chính chất caffeine trong cà phê có thể thông qua máu đi vào sữa mẹ. Do chức năng bài tiết của thận ở trẻ còn khá yếu, do đó khi trẻ bú sữa mẹ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai nên hạn chế caffein ở mức 200mg (bằng khoảng 2 tách cà phê) mỗi ngày để giảm thiểu nguy cơ sẩy thai, chuyển dạ sớm và sinh con nhẹ cân. Tuy nhiên, một đánh giá năm 2020 trên tờ British Journal of Medicine đã kết luận rằng không có mức tiêu thụ caffein an toàn trong thai kỳ. Phụ nữ mang thai nên thảo luận về lượng caffein của mình với bác sĩ.
Người có mức độ lo lắng cao
Thành phần Caffeine trong cà phê chính là một chất kích thích, có thể làm trầm trọng thêm sự lo lắng ở một số người. Khi bạn sử dụng nhiều cà phên sẽ làm cho thần kinh càng trở nên căng thẳng bạn phỉa trải qua các cơn lo lắng hoặc hoảng sợ, bạn có thể cân nhắc việc tránh hoặc giảm lượng cà phê có chứa caffeine của mình.
Người bị rối loạn giấc ngủ
Việc bạn muốn uống một (hoặc nhiều) tách cà phê sau một đêm ngủ không ngon giấc là có thể hiểu được, nhưng thói quen uống cà phê có thể kéo dài chu kỳ ngủ kém và mệt mỏi. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng tách cà phê buổi chiều ảnh hưởng đến giấc ngủ, nó thực sự có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nến tránh caffein ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ.
Trẻ em dưới 12 tuổi
Cà phê là đồ uống dành cho người lớn nên trẻ em tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể dẫn đến tăng nhịp tim, tăng cảm giác lo lắng, khó tập trung và đau bụng. Một khía cạnh khác cần xem xét, đặc biệt là ở trẻ mới biết đi là cà phê có thể che dấu cảm giác đói. Vì vậy trẻ mới biết đi có thể không nhận được dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của chúng.
Thu Hương(T/h)