Dưới đây là những bức ảnh chưa từng thấy trong thế giới của Yakuza, băng đảng tội phạm có tổ chức lớn nhất Nhật Bản, được biết đến với những hình xăm, sự tàn bạo và điều luật danh dự nghiêm ngặt. Họ kiếm hàng tỷ bảng mỗi năm từ buôn bán vũ khí, mại dâm, cờ bạc bất hợp pháp và tống tiền.
Nhiếp ảnh gia người Bỉ, Anton Kusters đã trải qua hai năm chung sống với một gia đình Yakuza ở Tokyo và tiếp cận với thế giới bạo lực bên trong gia đình này.
Yakuza xuất phát từ tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, chuyên đi lừa đảo, cướp bóc vào những năm 1600 và phát triển thành một trong những tổ hợp tội phạm có tổ chức giàu có và nguy hiểm nhất trên thế giới.
Được biết đến với sự tàn bạo, các thành viên, theo truyền thống với những hình xăm kín đặc trên cơ thể sẽ tự cắt đứt những ngón tay của mình như một 'lời xin lỗi' vì làm trái lệnh thủ lĩnh và các kumicho (thủ lĩnh) cũng làm điều tương tự để cứu sống một trong những kobun (thuộc cấp) của mình.
Thành viên Yakuza tại Nhật Bản có khoảng 100.000 người. Khi tham gia vào các băng nhóm nhỏ, họ được đưa đến một nơi bí mật, được huấn luyện trong các cuộc chiến thật sự và học thiền.
Hơn 3,000 thành viên của Yakuza đã tách nhóm vào năm 2009 giấy lên nỗi sợ về một cuộc chiến băng đảng đẫm máu phía Tây thành phố Kobe. Vào những năm 1980, ít nhất 500 đã bị bắt giữ và 20 người chết khi một nhóm Yakuza hoạt động ngoài tầm kiểm soát.
Bằng chính ngôn từ của mình trong cuốn “Odo Yakuza Tokyo”, Anton đã kể lại 2 năm bền bỉ anh sống với một gia đình Yakuza ở Tokyo.
Nó nhanh chóng trở thành câu chuyện ảo diệu khi lần đầu tiên tôi gặp một thành viên Yakuza trên phố Kabukicho, Tokyo. Lúc đó, tôi đang ngồi uống bia với em trai mình trong bar.
Cho đến lúc đó, chúng tôi nảy ra ý nghĩ như bao người: ồ, là những tên côn đồ xăm trổ điên rồ với kiếm và súng sẽ giết bất kì người nào tình cờ va chạm với chúng.
Tuy nhiên người đàn ông này lại diện một bộ vest, anh ta khá lịch sự, thẳng thắn và tự tin.
|
Sợ hãi: Nhiếp ảnh gia người Bỉ đã dành nhiều tháng thương lượng để tiếp cận với thế giới của Yakuza (ảnh), tổ chức tội phạm ngầm của Nhật Bản
|
|
Góc nhìn người trong cuộc: Sau khi dành được sự tin tưởng của họ, Kusters dành 2 năm bền bỉ sống trong một gia đình Yakuza tại Tokyo. Anh kể lại những điều không thể tưởng tượng nổi khi lần đầu hợp tác với một trong số những chùm mafia đáng sợ nhất thế giới |
|
Nghi lễ: các thành viên tự cắt ngón trong nghi lễ “chuộc tội” khi làm điều có lỗi với gia đình thủ lĩnh. Họ cũng phải cắt ngón út như một cách hi sinh để cứu những thành viên trẻ hơn nếu không muốn những thành viên này bị giết vì làm điều có lỗi với gia đình của thủ lĩnh |
|
Cái chết: Từ khi thành lập vào những năm 1600 đã nổ ra những cuộc chiến đẫm máu qua nhiều năm giữa các tổ chức tội phạm Yakuza. Các thủ lĩnh đã hi sinh được đặt trong những quan tài sang trọng như một cách thể hiện sự tôn trọng với họ |
|
Phụ nữ: Các thành viên Yakuza chủ yếu là nam, một số ít phụ nữ trong tổ chức được gọi là “ane-san” hay “chị cả” |
Anh ta đi bộ thong dong trên đường như thể đường của nhà anh ta vậy. Dọc đường, mọi người gặp anh ta đều cúi đầu chào. Chúng tôi nói chuyện, được biết tên anh ta là Souichirou.
Một lúc sau, anh ta mỉm cười khi thấy chúng tôi hỏi thẳng vào vấn đề. Hóa ra, anh ta là ông chủ ‘đường phố’ cao cấp của quận mà gia đình anh ta quản lí, anh ta đáp lại thẳng thắn: “Thời nay chúng tôi hiếm khi làm việc đó, ý tôi là giết người ấy” – hãy để ý đến từ “hiếm khi”.
Tôi hỏi về việc chụp ảnh anh ấy và gia đình, trong thời gian khá dài, anh đồng ý thương lượng.
Thậm chí, chúng tôi mất cả năm trời ròng rã, căng thẳng và khó khăn gặp gia đình họ để cuối cùng được cho phép làm ảnh.
Mùa xuân năm 2009, lần đầu tiên tôi cho ra đời ảnh về cuộc sống của họ.
Hôm đó là 5h sáng sớm, xe đến nhà tù Niigata, nơi hai thành viên sắp sửa được thả.
Cả gia đình đưa xe đến đón họ. Lúc 4 giờ sáng, tôi ngồi trong chiếc xe chở Nitto-san, thủ lĩnh của gia đình. Trời hôm đó rất lạnh.
|
Xăm mình: Thành viên Yakuza được biết đến với thương hiệu của riêng mình, những hình xăm nghệ thuật khắp cơ thể, tiếng Nhật gọi là irezumi |
|
Đầu cơ chuộc lợi: Yakuza cho biết hàng năm họ kiếm hàng tỷ bảng Anh từ buôn bán vũ khí, mại dâm, cờ bạc, ma túy và tống tiền |
|
'Đạo đức': Yakuza được cảnh sát Nhật Bản gọi với cái tên 'boryokudan' hay 'nhóm bạo lực', nổi tiếng vì tuân thủ nghiêm ngặt bộ quy tắc đạo đức của tổ chức |
|
Quá trình phát triển: Ngày nay, các băng đảng Nhật Bản đang xóa nhòa hình ảnh những kẻ giết người, xăm mình, mất ngón tay một cách kỳ lạ và tội phạm cổ cồn trắng. Một chuyên gia cho hay truyền thống xăm mình và mang theo súng của Yakuza đang dần biến mất, thay vào đó họ thường mang theo một chiếc iPad |
|
Tố chức tội phạm: Mặc dù thái độ của xã hội đối với các Yakuza đang thay đổi ở Nhật Bản nhưng các gia đình tội phạm vẫn còn nguy hiểm và có ảnh hưởng hơn bao giờ hết |
Sau một cử chỉ nhỏ, cái nhìn của anh ta xuyên qua tôi bởi lần đầu tiên Souichirou hướng dẫn tôi chào anh ta: Hãy cúi chào và nói 'yoroshiku onegai shimasu'.
Cái bắt tay của anh ta thật chặt, như thể ngay lập tức anh ta biết tôi từ đâu đến và ngay khi anh ta quay lưng đi tập trung vào những chuyện khác, tôi được hướng dẫn thêm những điều căn bản về cách hành xử, ăn nói hay đi đứng.
Họ không để ý đến những bức hình của tôi lắm. Mọi thứ đều rất tinh tế.
Các chi tiết khiến tôi liếc mắt, khuy măng sét, bàn tay, kiểu tóc hoàn hảo, vết sẹo, xe ô tô, bộ quần áo lịch lãm, giày da, chữ số còn thiếu, vệ sĩ hay cái nhìn thoáng qua mấy hình xăm ... mọi thứ đều bị tiếng hắng giọng 'kiểm soát', và vâng, nếu có một cái cân để đo không khí căng thẳng này, chắc chắn nó sẽ cân rất chuẩn.
Dần dần tôi bắt đầu nhận ra, không chỉ những điều phi pháp, cuộc sống của Yakuza còn nhiều thứ tôi cần tìm hiểu hơn.
Có vẻ như những thành viên trẻ tuổi đang tìm kiếm cảm giác thuộc về tổ chức, trong khi các thủ lĩnh coi việc các thuộc cấp thấm nhuần các giá trị truyền thống đến đâu là nhiệm vụ của họ.
Nhiều khi, một số thành viên được báo chí bên ngoài “để ý” tới nhưng phần lớn họ ít khi quan tâm đến những gì xảy ra xung quanh mình.
|
Bí mật: Những thành viên tiềm năng trong gia đình tội phạm Yakuza sẽ được đưa đến một nơi xa xôi (ảnh chụp) để được dạy thiền và chiến đấu trực tiếp |
|
Tầm ảnh hưởng: Có đến gần 100.000 thành viên Yakuza tại Nhật. Phần lớn họ đều là đàn ông và cam kết trung thành với băng của mình |
|
Kinh doanh: Yakuza hoạt động ở các thành phố Nhật, bao gồm Tokyo (ảnh chụp) và Kobe cũng như chỉ đạo hoạt động kinh doanh bất hợp pháp tại nước ngoài |
|
Bí mật: Theo truyền thống, Yakuza thường gặp nhau tại các nhà tắm công cộng, cho nhau xem những hình xăm phức tạp và để biết không ai mang theo vũ khí |
|
Quan hệ họ hàng: Có đến gần 100.000 thành viên Yakuza tại Nhật, chủ yếu hoạt động cho các nhánh nhỏ. Qua nhiều năm, nhiều thành viên rời khỏi nhóm, đấu tranh để giành sự kiểm soát các ngành buôn lậu, rửa tiền, ma túy,… |
|
Thứ bậc: Các băng nhóm do một 'oyabun' hoặc 'kumicho' đứng đầu, có nghĩa là 'bố mẹ nuôi' và 'người đứng đầu gia đình', những người ra lệnh cho 'kobun' trung thành của họ - hay còn gọi 'những đứa con nuôi' |
|
Cuộc sống về đêm: Ngày cuối cùng với các Yakuza, nhiếp ảnh gia Anton Kusters được đưa tới một hộp đêm thoát y ở Tokyo, với một cô gái múa cột đang dùng răng lấy những tờ đôla giả từ quần Yakuza |
Khi đã quen làm cả điều tốt và xấu, họ tự tạo cho mình một con đường gắn liền với đất nước này, đất nước có lẽ sẽ tồi tệ hơn nếu không có Yakuza.
Tháng Hai năm 2010, một trong những ông trùm quan trọng nhất của tổ chức đã đột quỵ dẫn đến tử vong. Sự việc xảy ra, lúc đó, tôi đã bỏ lại khá nhiều thứ và nhảy lên máy bay tới Tokyo.
Mặc dù ông ta luôn giữ mình, tôi đã quan sát và chụp ảnh người đàn ông này trong hơn 12 tháng.
Nhìn ông ta nằm đó trong giường bệnh, trong tình trạng hôn mê bất tỉnh, không có cơ hội phục hồi, tôi cảm thấy rất tội nghiệp.
Tôi đã đến thăm ông ba ngày liên tiếp. Đêm thứ ba, lúc 2 giờ 30 sáng, ông qua đời.
Bạn gái và anh trai của ông ta cho phép tôi tham dự tang lễ Phật giáo truyền thống sắp diễn ra. Tại thời điểm đó, hầu hết các hình ảnh tôi chụp dường như quá riêng tư để xuất bản. Có lẽ thời gian sẽ nói tất cả. Và trong hoàn cảnh tươi đẹp hơn, họ sẽ lại gặp nhau. Vào những ngày tháng hai lạnh giá thế này, tôi đã mặc bộ quần áo sơ sài.
Nguồn: Dailymail
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-hinh-anh-chan-that-va-cuc-ky-doc-dao-tu-ben-trong-the-gioi-cua-cac-bang-nhom-toi-pham-yakuza-tai-nhat-ban-a204217.html