+Aa-
    Zalo

    Những hiểm họa trong các món ăn tái

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Theo lời khuyên của các bác sĩ, chúng ta hãy tránh xa các món ăn chưa chín, hoặc ăn sống. Như vậy sẽ giúp tránh khỏi các bệnh liên quan đến giun, sán.

    (ĐSPL) - Nộm, thịt dê nhúng, lẩu, thịt tái, tiết canh... là những món ăn khoái khẩu của người Việt, song ít ai ngờ được rằng đằng sau những món ăn đó lại là những hiểm họa khôn lường.

    Nửa năm nay, một bé gái tên là Tiểu Nghiêm người Tô Châu luôn cảm thấy đau đầu, thường xuyên co giật. Sau khi bác sĩ tiến hành kiểm tra phát hiện ra sán dải dài 30 cm đang “vui  chơi” trong não của cô bé. Sán dải là từ ấu trùng trong thịt lợn, có thể Tiểu Nghiêm ăn phải rau sống hoặc thịt lợn chưa chín có chứa trứng của sán dải. Thông thường sán dải sẽ thông qua đường tiêu hóa đi vào máu rồi thâm nhập vào não bộ.

    Bạn sẽ làm gì khi phát hiện chân mình bị nhiễm sán dải.

    Theo ý kiến của các bác sĩ: Không nên ăn đồ sống. Đặc biệt là các món ăn như: ốc bưu vàng, lươn, tôm, cá nước ngọt, sườn bò, thịt cừu, ốc ruộng, ốc nhồi  mã thầy…


    Một con ốc bưu vàng có thể mang từ 3000 đến 6000 con kí sinh trùng. Mùa hè là thời điểm phát bệnh, do đó muốn ăn ốc bưu vàng nhất định phải dùng nhiệt ở 100 độ C để nấu chín.

     

    Hiểm họa ngay trong những con vật nhỏ bé này.

    Dưới kính hiển vi, cho dù là lươn nhà hay lươn bắt được đều có sán đầu gai. Khi con người ăn phải các loài cá có chứa loài sán này, nó có thể chui vào các bộ phận của cơ thể. Nếu để sán đầu gai chui vào mắt có thể dẫn đến mù, nếu vào não có thể mất mạng. Các chuyên gia cho rằng, chỉ cần nấu bằng nước sôi nhiệt độ cao, nấu chín thì sán đầu gai sẽ chết.

    Không ăn lươn khi chua chín! Sán đầu gai có thể chui vào mắt.

     Nướng, xào, nhúng, nộm… không thể diết được toàn bộ sán là phổi. Để tránh mắc phải loài sán này tuyệt đối không ăn tôm sống, gần chín, đặc biệt là phần chứa rất nhiều vi khuẩn và kí sinh trùng cho nên phần đầu nên bỏ đi.

    Tôm có thể mang theo sán lá phổi.

    Sán dải ở bò là loại ký sinh trùng thường gặp nhất trong cơ thể người, sán dải có màu trắng sữa, người dẹp, phân thành từng đốt. Sán dải trong cơ thể bò thường rất dài từ 4 đến 8 mét. Để đảm bảo sức khỏe, nên ăn sườn bò chín hoàn toàn. Nếu muốn đảm theo đuổi khảu vị ngon thì trong quá trình mua, và chế biến sườn phải đảm bảo nghiêm ngặt.

     

    Ăn sườn tái có thể nhiễm sán dải dài một mét.

    Hầu hết các loài động vật có vú đều có thể nhiễm sán Toxoplasma gondii,  hơn nữa khả năng nhiễm là rất cao. Nguồn nhiễm bệnh cho người chủ yếu là từ các loài thịt động vật. như: thịt dê nhúng qua nước sôi già trong khoảng thoài gian ngắn, thịt sống, thớt thái thịt bị nhiễm sán, hoặc sữa dê, bò chưa được tẩy trùng.

    Ăn thịt dê nhúng có thể nhiễm sán Toxoplasma gondii.

    Mã đề dễ bị nhiễm các loài kí sinh trùng trong nước, nếu nhưng không rửa sạch mà ăn ngay, có thể mang theo ấu trùng sán lá ruột vào cơ thể người. Kí sinh trùng chủ yếu tập trung ở trên vỏ của mã đề, vì thế cần ngâm trong nước rồi rửa sạch, sau đó nhúng qua nước sôi, gọt vỏ.Tuyệt đối không dùng răng để tách vỏ. Nếu nấu chín thì tốt hơn.

    Trứng sán bị con người ăn phải, có thể cư trú trong ruột, rồi đi vào hệ thống máu tìm nơi an toàn để sinh sống. Như sán dải trong thịt lợn có thể dài từ 2 đến 4 mét. Tuy kí sinh trong não, sán dải không thể phát triển đến mức như vậy song sẽ ảnh hưởng sự phát triển của não bộ.

    Nguyễn Thanh Sơn(theo eazon)

    Xem thêm video:

    [mecloud]PZOYysddYz[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-hiem-hoa-trong-cac-mon-an-tai-a98782.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.