+Aa-
    Zalo

    Những doanh nhân từng là ĐBQH: Người đứng vững sau sóng gió, người vướng chốn lao tù

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Không ít những doanh nhân thành đạt từng trúng cử đại biểu Quốc hội sau đó đã bị miễn nhiệm do những lùm xùm liên quan đến quốc tịch, thậm chí vướng án tù.

    Không ít những doanh nhân thành đạt từng trúng cử đại biểu Quốc hội sau đó đã bị miễn nhiệm do những lùm xùm liên quan đến quốc tịch, thậm chí vướng vòng lao lý.

    Bà chủ Tân Tạo Đặng Thị Hoàng Yến

    Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo Đặng Thị Hoàng Yến. Ảnh: Nhà Đầu Tư

    Năm 2011, bà Đặng Thị Hoàng Yến được Ủy ban MTTQ tỉnh Long An giới thiệu ứng cử và trúng cử ĐBQH khóa XIII, nhưng tới 2012, bà bị bãi nhiệm tư cách ĐBQH do không trung thực khi khai hồ sơ ứng cử, vì chồng bà Quốc tịch Mỹ.

    Tháng 5/2012, bà Yến viết đơn xin từ nhiệm trước khi Quốc hội họp bàn xem xét bãi miễn tư cách ĐBQH.

    Bà Đặng Thị Hoàng Yến được biết đến là người sáng lập Tân Tạo từ năm 1993 và giữ chức Chủ tịch HĐQT kể từ năm 1996 tới nay.

    Bà Yến từng là một trong những nữ doanh nhân quyền lực và liên tiếp có mặt trong danh sách 10 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2010.

    Từ năm 2013, Chủ tịch Tân Tạo rất ít ký tên trong các văn bản của công ty và cũng không tham dự đại hội cổ đông thường niên nào với lí do bận công tác nước ngoài, lịch làm việc dày đặc.

    Các phiên họp đều được chủ trì bởi các thành viên khác trong ban lãnh đạo và ông Đặng Thành Tâm (em trai bà Yến).

    Tại cuộc họp trực tuyến ĐHCĐ thường niên năm 2020, bà Đặng Thị Hoàng Yến khiến không ít người bất ngờ khi xuất hiện sau 8 năm vắng mặt.

    Cựu Chủ tịch VID Group Nguyễn Thị Nguyệt Hường

    Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường bị miễn nhiệm ĐBQH do có 2 quốc tịch Việt Nam và Malta. 

    Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường (SN 1970 tại xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), là thạc sĩ Quản trị kinh doanh - Đại học IMPAC (Mỹ); cử nhân ngôn ngữ - Đại học Tổng hợp Lenin - Matxcova; cử nhân Anh văn - Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.

    Trước khi được biết đến với tư cách ĐBQH liên tiếp các khóa XII, XIII, XIV bà Thu Nga nổi tiếng là một doanh nhân thành đạt khi nắm giữ vai trò Chủ tịch Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của HĐQT Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam (VID Group) năm 2006, khi mới 37 tuổi.

    VID Group là tiền thân của TNG Holdings Việt Nam - Tập đoàn kinh tế đầu tư đa ngành trong nhiều lĩnh vực: Tài chính ngân hàng, khoáng sản, nông lâm nghiệp, bán lẻ và đầu tư kinh doanh bất động sản...

    Trong khoảng thời gian bà Hường là đại biểu HĐND TP.Hà Nội, bà cùng chồng là ông Trần Anh Tuấn trở thành nhóm cổ đông mới nắm giữ vị trí then chốt tại Ngân hàng Maritime Bank (MSB) sau khi MSB trở thành ngân hàng đại chúng, bắt đầu tái cơ cấu bộ máy (2006).

    Sau khi vướng lùm xùm mang hai quốc tịch Việt Nam và Malta, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường (ĐBQH khoá XIII trúng cử khoá XIV thuộc khối doanh nhân) đã bị bãi nhiệm vì không đủ tiêu chuẩn ĐBQH khóa XIV và cá nhân có đơn xin rút. Việc có hai quốc tịch của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã vi phạm Hiến pháp, Luật Quốc tịch Việt Nam.

    Sau khi bị bãi nhiệm ĐBQH, bà Nguyệt Hường ít xuất hiện trước công chúng hơn trước và kín đáo hơn trong mỗi lần xuất hiện.

    Năm 2018, cựu ĐBQH Nguyễn Thị Nguyệt Hường rút khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam (VID Group).

    Bà chủ Housing Group Châu Thị Thu Nga

    Nữ đại gia bất động sản Châu Thị Thu Nga bị bắt vì hành vi “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”. Ảnh: VnExpress

    Tối ngày 7/1/2015, nữ doanh nhân Châu Thị Thu Nga bị bắt tạm giam vì hành vi “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, bà Thu Nga từng bị đồn đoán vướng vào lòng lao lý khi vắng mặt một thời gian dài trong kỳ họp Quốc hội khai mạc tháng 10/2014.

    Bà Châu Thị Thu Nga (SN 1965 tại Thừa Thiên Huế), trình độ chuyên môn là Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh. Bà Nga bước vào thương trường với nghề kinh doanh vật liệu xây dựng, trong đó sản phẩm chính là cửa gỗ.

    Đến cuối năm 2000, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group) được thành lập với 3 xí nghiệp, cung cấp sản phẩm chính là gạch, ngói không nung.

    Từ năm 2006-2010, bà Nga phất lên nhanh nhờ sốt giá đất đai, Housing Group phát triển hệ thống thành 5 công ty thành viên chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh nội thất.

    Ngoài ra, tập đoàn còn có sàn giao dịch bất động sản cùng một số chi nhánh tại các tỉnh thành và phát triển theo hướng đa ngành, mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường quốc tế.

    Con đường chính trị của bà cũng song hành với đà mở rộng của Housing Group khi mà trong khoảng thời gian từ 2004- 2011, bà Nga là đại biểu Hội đồng nhân dân phường rồi đại biểu dân cử ở cấp quận, sau đó trúng cử đại biểu HĐND TP. Hà Nội nhiệm kỳ 2011-2016.

    Sự nghiệp của nữ đại gia bất động sản bỗng chốc tan thành mây khói khi bà chính thức bị bắt giam vào đầu năm 2015 với hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Một trong những dự án dẫn đến việc bà Châu Thị Thu Nga bị bắt được cho là chung cư B5 Cầu Diễn.

    Cùng khoảng thời gian trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tạm đình chỉ nhiệm vụ ĐBQH của bà Châu Thị Thu Nga.

    Ngày 2/10/2017, TAND TP.Hà Nội đưa vụ án cựu ĐBQH Châu Thị Thu Nga ra xét xử sơ thẩm.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-doanh-nhan-tung-la-dbqh-nguoi-dung-vung-sau-song-gio-nguoi-vuong-chon-lao-tu-a336421.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan