(ĐSPL) - Vụ rò rỉ dữ liệu của một công ty luật ở Panama thậm chí đã gây chấn động hơn vụ tiết lộ của WikiLeaks năm 2010 hay kẻ đào tẩu Edward Snowden, phanh phui các hoạt động tài chính bất hợp pháp liên quan đến nhiều nhân vật giàu có và quyền lực trên thế giới.
Dưới dây 1 số thông tin giúp hiểu rõ hơn về Hồ sơ Panama:
1. Hồ sơ Panama là gì?
Còn nhiều câu hỏi đằng sau vụ phanh phui "Hồ sơ Panama". Ảnh: ICIJ |
Lượng Hồ sơ mật khổng lồ tiết lộ cách thức những người giàu có và quyền lực giấu tài sản của họ.
Tuy nhiên, Moonofalabama.org nhận định “Hồ sơ Panama” đơn giản chỉ là một âm mưu bôi nhọ, đánh gục một số người mà "đế chế" Mỹ không yêu thích. Nó còn là cơ hội để “kẻ đại diện” thực hiện ngón đòn tống tiền: Hứa sẽ không công bố thêm thông tin về các nhân vật chưa bị lộ nhưng đổi lại họ phải biết cách “đáp lễ”.
2. Số hồ sơ đó lớn đến mức nào?
Hơn 11,5 triệu Hồ sơ nằm trong 2,6 terabyte dữ liệu.
3. Hồ sơ Panama đến từ đâu?
Cơ sở dữ liệu nội bộ của công ty luật Mossack Fonseca của Panama, nhà cung cấp dịch vụ tài sản ở nước ngoài lớn thứ tư thế giới. Mossack Fonseca hoạt động hợp pháp nhưng luôn bị cho là chuyên cung cấp ngầm các dịch vụ rửa tiền, trốn thuế.
4. Ai tiết lộ?
Liên đoàn Phóng viên Điều tra Quốc tế (ICIJ) tiết lộ và tuyên bố Hồ sơ này đã được hơn 370 phóng viên từ hơn 70 quốc gia khác nhau thẩm định.
5. Tại sao lại ở Panama?
Khách hàng cần một nơi như Panama (thường được gọi là “thiên đường thuế”) với rất nhiều ngân hàng bí mật cùng mức thuế thấp hoặc không tồn tại trên giấy tờ giao dịch. Nơi đây dễ dàng thực hiện việc rửa các khoản tiền phi pháp từ tham nhũng, trốn thuế, buôn bán ma túy….. Panama nổi tiếng về tài khoản nước ngoài.
6. Có gì trong hồ sơ Panama?
Hơn 11 triệu Hồ sơ ghi lại quá trình hoạt động gần 40 năm (1977 đến tháng 12/2015) của công ty luật Mossack Fonseca.
7. Có gì trong các hồ sơ?
Thông tin các giao dịch chuyển tiền mặt, ngày thành lập các công ty, liên kết giữa các công ty và cá nhân. Cách thức giúp khách hàng rửa tiền, tránh các biện pháp trừng phạt và trốn thuế.
8. Sử dụng tài khoản ở nước ngoài đã là phi pháp?
Không, hoàn toàn hợp pháp. Nhiều người thường để tài sản ra nước ngoài để tránh bị tấn công bởi các băng nhóm tội phạm, các quy định về thắt chặt tiền tệ, cho việc thừa kế hoặc chuẩn bị thừa kế…
9. Công ty luật Mossack Fonseca nói gì?
Trụ sở Công ty luật Mossack Fonseca ở Panama. |
Mossack Fonseca nói đã hoạt động trong 40 năm và chưa bao giờ bị cáo buộc có hành vi phạm tội.
10. Những nhân vật có liên quan là ai?
Hàng trăm các tổ chức, cá nhân trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến hoạt động rửa tiền, trốn thuế được nêu tên đích danh. Đa phần trong số này đều là những cái tên mà Mỹ không mấy ưa thích.
Các mục tiêu bị đánh phá thậm chí còn được "tính toán kĩ hơn", với kết quả là những câu chuyện chống lại những người như Tổng thống Nga Vladimir Putin, một số quan chức trong Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA)… Chỉ có điều tờ Sueddeutsche Zeitung và các “đối tác” không thấy nhắc đến tên của một chính trị gia người Mỹ, châu Âu, hoặc là "sói già phố Wall" nào. “Nạn nhân cao cấp nhất” trong số này là Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson – người được cho là cùng với vợ đứng ra nhờ Mossak Fonseca lập một công ty ma. Thế nhưng ông này thì cũng được nói là “chưa có bằng chứng rõ ràng”.
Hồ sơ Panama tiết lộ tài sản ở nước ngoài của khoảng 140 chính trị gia và quan chức trên toàn thế giới, trong đó có liên quan đến 12 người đã hoặc đang là nguyên thủ quốc gia như gia đình và cộng sự của cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, cựu lãnh đạo Muammar Gaddafi của Libya và Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Ngoài ra còn có 29 tỷ phú trong danh sách 500 người giàu có nhất thế giới theo bình chọn của tạp chí Forbes (Mỹ).
GIA BẢO(Tổng hợp)
Video tin tức được xem nhiều:
[mecloud]l9X9Eggpo5[/mecloud]