Những trường hợp nên niềng răng cho trẻ
Răng thưa tạo thành khe hở giữa các răng.
Răng mọc lệch lạc ra khỏi cung hàm.
Răng hô vẩu, các răng hàm trên chìa ra trước quá nhiều.
Răng móm, hàm dưới nhô ra khỏi hàm trên.
Răng mọc chen chúc, khấp khểnh trên cung hàm.
Khớp cắn lệch lạc.
Độ tuổi thích hợp để niềng răng cho trẻ
Theo khuyến nghị độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng cho trẻ là từ 12 đến 16 tuổi. Tốt nhất nên niềng răng cho trẻ trong khoảng 2 năm sau khi bắt đầu dậy thì. Chính vì thế nhiều cha mẹ luôn suy nghĩ việc niềng răng chỉ thực hiện khi đã trưởng thành hoặc đã thay hết răng.
Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp có thể thực hiện ở độ tuổi nhỏ hơn (từ 7-9 tuổi). Đây là thời điểm dễ phát hiện khuynh hướng tăng trưởng và lệch lạc của răng. Từ đó, các nha sĩ có thể xác định cách điều chỉnh răng phù hợp. Nếu bỏ lỡ giai đoạn này đợi khi thay răng hết mới đi niềng thì hiệu quả thẩm mỹ sau niềng răng sẽ từ đó giảm theo. Và chính sai lầm này khiến cho nhiều phụ huynh cảm thấy hối tiếc vì đã không tham vấn và tìm hiểu kỹ.
Lợi ích của niềng răng cho trẻ đúng thời điểm
Nếu bệnh nhân càng lớn tuổi, mục tiêu đạt khớp răng hoàn chỉnh càng khó khăn. Việc niềng răng khi đã trưởng thành thường mất nhiều thời gian hơn khoảng 1-2 năm.
Niềng răng trẻ em sớm giúp hạn chế các bệnh lý về răng miệng, ngoài ra việc niềng răng sẽ khắc phục kịp thời tình trạng răng mọc sai lệch, hạn chế ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của gương mặt và khớp cắn. Niềng răng còn góp phần ngăn cho xương hàm phát triển quá mức, tránh nguy cơ phẫu thuật về sau và giúp cho việc vệ sinh răng miệng được dễ dàng, ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng.
Trẻ còn nhỏ, xương hàm mềm, răng sẽ di chuyển dễ dàng nên trẻ em niềng răng sẽ ít gây đau đớn, khó chịu. Chỉnh nha sớm cũng giúp bé tập làm quen với việc thăm khám răng định kỳ, không bị sợ hãi hay ám ảnh những lần khám răng sau này.
Lợi ích của niềng răng khi trẻ trong độ tuổi 12 đến 16
Quá trình niềng răng sẽ nhanh hơn, hiệu quả cao hơn: Thời điểm này xương hàm của trẻ còn mềm, dễ nắn chỉnh hơn. Nếu niềng răng ở độ tuổi trưởng thành sẽ mất nhiều thời gian hơn, chi phí cao hơn.
Hạn chế các bệnh lý về răng miệng: Răng được nắn chỉnh sớm sẽ giúp khắc phục tình trạng lệch lạc, khớp cắn ổn định từ đó vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn , giảm nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng (sâu răng, mất răng…)
Giảm các cảm giác khó chịu, đau đớn.
Các phương pháp niềng răng trẻ em
Khí cụ tháo lắp
Niềng răng bằng khí cụ tháo lắp nhằm nắn chỉnh tình trạng răng mọc lệch lạc cho trẻ ở độ tuổi từ 7 đến 12 tuổi. Với phương pháp này, răng trẻ sẽ trở nên đều, thẳng hàng, xương hàm cân đối hơn. Những trẻ có cung hàm hẹp cũng có thể sử dụng phương pháp này để mở rộng cung hàm.
Với ưu điểm là chi phí thấp, dễ tháo lắp, ít ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày hơn… nên phương pháp này được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, niềng răng bằng khí cụ tháo lắp chỉ có hiệu quả trong trường hợp răng trẻ bị lệch lạc ở mức độ nhẹ.
Niềng răng mắc cài
Hiện nay, đây là phương pháp niềng răng phổ biến nhất với các loại mắc cài: Mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài kim loại tự buộc và mắc cài mặt lưỡi.
Niềng răng mắc cài được dùng cho trẻ trên 12 tuổi, khi răng vĩnh viễn mọc gần đầy đủ. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao nhưng cũng hơi bất tiện khi trẻ ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng do phải gắn cố định khung niềng trong suốt thời gian chỉnh nha.
Niềng răng bằng máng niềng trong suốt Invisalign
Đây là phương pháp niềng răng hiện đại nhất hiện nay. Ưu điểm của phương pháp niềng răng trong suốt Invisalign:
Tính thẩm mỹ cao do sử dụng khay niềng trong suốt bám chắc vào cung hàm.
Dễ dàng tháo lắp khi ăn uống, vệ sinh răng miệng.
Không gây đau nhức, khó chịu trong suốt quá trình niềng răng.
Áp dụng cho mọi lứa tuổi, phù hợp với cả trẻ đang thay răng và khi đã mọc hoàn thiện hàm răng vĩnh viễn.
Nhược điểm: Chi phí ở mức khá cao so với các phương pháp niềng răng khác.
Nên chăm sóc răng miệng cho trẻ thế nào sau khi niềng răng?
Trong giai đoạn niềng răng, trẻ sẽ ăn uống khó khăn hơn rất nhiều so với bình thường do có trường hợp cần nhổ răng, chỉnh răng di chuyển gây cảm giác ê, đau khi ăn nhai, đồng thời mang mắc cài cọ xát trong miệng khiến khó chịu, vướng khi nhai. Vì vậy cần thực hiện các biện pháp sau để chăm sóc răng miệng:
Vệ sinh răng miệng thường xuyên theo hướng dẫn bác sỹ, tránh vướng thức ăn thừa ở mắc cài gây hôi miệng.
Phụ huynh nên chọn cách chế biến, cho trẻ ăn thức ăn mềm để trẻ dễ nhai.
Bổ sung đầy đủ các khoáng chất, vitamin giúp cho việc phục hồi của trẻ tốt hơn.
Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất trong thực đơn mỗi ngày của trẻ.
Không cho trẻ ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh như kem, đá,...
Trẻ tuyệt đối không nhịn ăn, hoặc ăn thiếu chất. Nếu thiếu năng lượng sẽ khiến trẻ thấy mệt mỏi và khó chịu hơn. Mặt khác, nếu trẻ ăn thiếu chất sẽ làm cho răng bị yếu đi, bác sĩ phải giảm lực làm cho răng di chuyển chậm hơn và thời gian phải niềng răng lâu kết thúc hơn.
Để đạt được kết quả tốt cũng như để quá trình chỉnh nha diễn ra trong khoảng thời gian ngắn nhất, cha mẹ nên đưa con đi khám răng định kỳ 6 tháng/ lần. Việc làm này sẽ giúp các bác sĩ phát hiện sớm những vấn đề về răng, lợi và xương hàm của trẻ từ đó sẽ có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo các răng vĩnh viễn có thể mọc lên một cách bình thường và thẩm mỹ nhất.
Thùy Dung (T/h)