+Aa-
    Zalo

    Những dấu ấn mang tên Nguyễn Bá Thanh tại TP "đáng sống nhất" Việt Nam

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nhắc đến Đà Nẵng, người ta thường nghĩ ngay đến chiến dịch “5 không, 3 có”, đã làm nên thương hiệu và bản sắc riêng của thành phố trong suốt những năm qua.

    Nhắc đến Đà Nẵng, người ta thường nghĩ ngay đến chiến dịch “5 không, 3 có”, đã làm nên thương hiệu và bản sắc riêng của thành phố trong suốt những năm qua.

    Không biết từ bao giờ, nhiều người nhắc đến Đà Nẵng là nhắc đến ông Nguyễn Bá Thanh. Có lẽ sau nhiều năm làm lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng, dấu ấn của ông Thanh đối với Đà Nẵng đã quá sâu đậm.

    Nhắc đến Đà Nẵng, người ta thường nghĩ ngay đến chiến dịch “5 không, 3 có”, đã làm nên thương hiệu và bản sắc riêng của thành phố trong suốt những năm qua.

    5 không - đó là Không hộ đói, không mù chữ, không lang thang xin ăn, không ma tuý, không giết người cướp của.

    5 năm sau, khi "năm không" hoàn thành, ông tiếp tục chỉ đạo thực hiện "ba có": Có nhà ở, có việc làm và có lối sống văn minh đô thị.

    Cầu quay Sông Hàn trở thành biểu tượng của Đà Nẵng.

    “Di sản” ông Nguyễn Bá Thanh để lại cho Đà Nẵng đến ngày hôm nay có thể tính đó là một thành phố dẫn đầu cả nước về văn minh đô thị, là thành phố được cho là “đáng sống” nhất với cơ sở hạ tầng, đường sá, trường học, khu dân cư, công trình công cộng được quy hoạch đồng bộ, hoàn chỉnh. Một thành phố người dân sống hiền hòa, an ninh trật tự xã hội, y tế giáo dục được quan tâm đúng mức…không có tệ nạn xã hội, không có người nghiện trong cộng đồng, không có người mù chữ, không có hộ đói, không có người lang thang xin ăn, có nếp sống văn minh đô thị.

    Nhắc đến Đà Nẵng, người ta nghĩ ngay đến những cây cầu mang dấu ấn độc đáo trong quản lý và xây dựng của ông Bá Thanh.

    Đà Nẵng có rất nhiều cây cầu ra đời, trong đó có 4 cây cầu mang đậm dấu ấn kiến trúc bắc qua sông Hàn gồm: cầu Sông Hàn (cầu quay duy nhất ở nước ta); cầu Thuận Phước (cầu treo dây võng dài nhất nước); cầu Trần Thị Lý (cầu tháp nghiêng có thang máy tham quan), cầu Rồng (có kiến trúc và thiết kế lạ).

    Ngoài ra, Bệnh viện ung thư Đà Nẵng khánh thành ngày 19/1/2013 với tổng kinh phí xây dựng 1.500 tỷ đồng. Bệnh viện được đánh giá là lớn nhất cả nước không chỉ quy mô giường bệnh, công tác khám và điều trị mà bởi quang cảnh sạch đẹp, hiện đại. Ông Nguyễn Bá Thanh, cố Bí thư Thành ủy Đà Nẵng kiêm Chủ tịch Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh được xem là “cha đẻ” của bệnh viện, đặt những viên gạch đầu tiên, vận động từ nhiều nguồn tài trợ đóng góp cho bệnh viện.

    Trước đó, trao đổi trên báo Trí thức trẻ, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Tư lệnh Quân khu 4 cho hay: “Ông Nguyễn Bá Thanh ra đi đã để lại 3 “di sản” lớn”.

    Theo tướng Thước, “di sản” thứ nhất chính là một Đà Nẵng phát triển mạnh.

    “Từ một thành phố kém phát triển trở thành thành phố phát triển mạnh, sự bứt phá của Đà Nẵng là hàng đầu so với các tỉnh, thành khác. Trong đó có công lao rất lớn của ông Nguyễn Bá Thanh.

    “Di sản” thứ hai là những công việc đã làm được cho người nghèo và người cực khổ. Những người nghèo, những người oan sai, khó khăn khi đến gặp, ông Nguyễn Bá Thanh đều gặp và giúp đỡ.

    Ông ấy rất thích tiếp cận với người nghèo khổ có những vấn đề khúc mắc cần được giải quyết”, tướng Thước nói.

    “Di sản” thứ ba chính là sự nghiệp chống tiêu cực, tham nhũng.

    Có thể nói rằng, Đà Nẵng từ thời ông Bá Thanh làm lãnh đạo đã vươn mình phát triển mạnh mẽ. Đến nay, Đà Nẵng đã là một thành phố đẹp, ấn tượng và được đánh giá là "thành phố đáng sống" nhất Việt Nam.

     (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-dau-an-mang-ten-nguyen-ba-thanh-tai-tp-dang-song-nhat-viet-nam-a202349.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan