+Aa-
    Zalo

    Những đại gia siêu giàu "ẩn mình" trong tập đoàn "bí ẩn" nhất Việt Nam

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Dù sở hữu khối tài sản có thể lọt top những đại gia giàu nhất Việt Nam nhưng những nhân vật này lại "ẩn mình" trong một tập đoàn cũng vô cùng kín tiếng....

    (ĐSPL) - Dù sở hữu khối tài sản khổng lồ, có thể coi là một trong những đại gia giàu nhất Việt Nam, nhưng những nhân vật cốt cán "ẩn mình" trong tập đoàn Vạn Thịnh Phát lại vô cùng kín tiếng...

    Tập đoàn bí ẩn sở hữu khách sạn siêu sang và những dự án khủng

    Là một trong những tập đoàn kín tiếng, Vạn Thịnh Phát luôn khiến nhiều người phải tò mò về mức độ giàu có của tập đoàn này khi sở hữu những dự án "khủng".

    Mới đây, nhất, tập đoàn này vừa UBND tỉnh tỉnh Long An chấp thuận về chủ trương cho phép đầu tư 16 dự án bất động sản trên địa bàn huyện Cần Giuộc.

    Theo đó, các dự án đầu tư này gồm có 3 dự án đầu tư cụm công nghiệp, 7 khu dân cư thương mại dịch vụ và nhiều dự án nhà ở tái định cư, với tổng diện tích trên 1.500ha. Trước mắt để triển khai đầu tư và khai thác dự án, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát còn đề nghị đầu tư 3 tuyến đường chính của dự án: Đường Long Hậu – Tân Kim: đoạn từ KCN Long Hậu đến Quốc lộ 50; Đường Long Hậu – Tân Tập: đoạn từ cầu Rạch Dừa đến Đường tỉnh 830 (hương lộ 19 cũ) và Đường tỉnh 826C (hương lộ 12 cũ).

    Dù chưa tiết lộ tổng mức đầu tư cho 16 dự án này nhưng quy mô của dự án này khiến nhiều người phải nể phục.

    Không chỉ vậy, mới đây, tờ LATimes của Mỹ đã đăng tải hình ảnh và hết lời khen ngợi về khách sạn 6 sao The Reverie bên trong tòa nhà Time Square (TP.HCM) của Tập đoàn này.

    Times Square nằm ngay sát tòa nhà Bitexco Finance. Chiều cao của Times Square lên tới gần 165m và là tòa nhà thứ 2 của TPHCM có sân đậu trực thăng trên sân thượng .

    Không chỉ vậy, mới đây, tờ LATimes của Mỹ đã đăng tải hình ảnh và hết lời khen ngợi về khách sạn 6 sao The Reverie bên trong tòa nhà Time Square (TP.HCM) của Tập đoàn này.

    Times Square nằm ngay sát tòa nhà Bitexco Finance. Chiều cao của Times Square lên tới gần 165m và là tòa nhà thứ 2 của TPHCM có sân đậu trực thăng trên sân thượng . Ảnh: vietnamnet 

    Tính theo chiều cao, chúng ta có thể tưởng tượng thành phố chọc trời Times Square được phân tầng và tích hợp các chức năng: Ở lầu 1-2 (khu trung tâm thương mại), với phương châm “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”, Times Square chỉ thẩm định và chọn lựa cho sự xuất hiện của 4-5 nhãn hiệu nổi tiếng quốc tế như Gucci, Dolce &Gabbana, Bottega Veneta - nhãn hiệu đầu tiên mở tại Times Square, sẽ mở những cửa nhiệu lớn nhất ở Đông Nam Á.

    Lầu 3 là khu vực trưng bày, bán mỹ nghệ, đá quý, nữ trang cao cấp phục vụ khách hàng cao cấp, doanh nhân, khách du lịch và người dân bản địa. Tổng diện tích dành cho khu trung tâm thương mại khoảng 3.500m2.

    Từ lầu 27-39 là khách sạn 6 sao với sự có mặt của Reverie Saigon - thành viên đầu tiên của hệ thống Khách sạn hàng đầu thế giới (The Leading Hotels of the world) tại TPHCM.

    Khu vực nhà hàng Á, Âu cao cấp đặc sắc, tiêu biểu là văn hóa ẩm thực tinh tế của Trung Hoa và Italia. Lầu 5 là phòng đại tiệc với sức chứa 650 người được thiết kế với chiều cao lên tới 10m theo phong cách vòm cao sang trọng, lịch lãm của kiến trúc châu Âu.

    Lầu 6 của khối tháp là khu vực giải trí, thư giãn, spa, hồ bơi, vật lý trị liệu, tập thể hình… được lắp đặt các thiết bị giải trí, thẩm mỹ tối tân trên thế giới.

    Từ lầu 9-26 tổ hợp văn phòng và khoảng 80 căn hộ siêu sang, nội thất sang trọng theo tiêu chuẩn quốc tế; riêng tầng 16-17-18, Times Square đã dành 4.300m2 cho Deloitte Vietnam.

    Từ lầu 27-39 là khách sạn 6 sao với sự có mặt của Reverie Saigon - thành viên đầu tiên của hệ thống Khách sạn hàng đầu thế giới (The Leading Hotels of the world) tại TPHCM.

    Khách sạn này vừa khiến báo Mỹ kinh ngạc bởi độ sang trọng, xa hoa và đẳng cấp của nó, với giá thuê phòng 1 đềm vào khoảng 320 triệu đồng.

    Khu vực bãi xe của tòa nhà này có sức chứa 150 ô tô và 500 xe máy. Ngoài ra, mặt đường Nguyễn Huệ có lối đi cho ô tô vào sâu bên trong, tiếp cận sảnh khách sạn và ramp xuống dốc tầng hầm.

     Bà Trương Mỹ Lan có thể coi là một trong những đại gia giàu nhất Việt Nam.

    Ngoài ra, tập đoàn này cũng sở hữu nhiều nhà hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng, căn hộ như khách sạn thương mại An Đông, cao ốc căn hộ cao cấp Sherwood Residence,...

    Thời gian gân đây, Vạn Thịnh Phát còn được biết đến khi VIPD Group đã chi ra 470 triệu USD để mua lại trung tâm thương mại Vincom Center A.

    Đến nay, Công ty đã lần lượt khai trương nhiều nhà hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng và cao ốc căn hộ - tất cả đều đạt tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ cao, trong đó có hai công trình lớn là Khách sạn Thương mại An Đông - Windsor Plaza Hotel và Cao ốc căn hộ cao cấp Sherwood Residence. Ngoài ra, Công ty còn triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu nghỉ dưỡng-du lịch…trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

    Dù là một tập đoàn có số vốn điều lệ "khủng", lên đến 12.800 tỷ đồng nhưng cái tên Vạn Thịnh Phát rất ít khi được truyền thông nhắc đến.

    Một trong những sự kiện đầu tiên khiến cho Vạn Thịnh Phát bắt đầu được dư luận chú ý là vào hồi tháng 6/2013, doanh nghiệp này được cho là có liên quan đến nhóm cổ đông của ngân hàng Sài Gòn (SCB) và tập đoàn VIPD - đơn vị đã bỏ ra số tiền lên tới 10.000 tỷ đồng để mua lại tòa tháp Vincom Centre A (TP.HCM).

    Tiếp đó, cái tên Vạn Thịnh Phát một lần nữa được truyền thông chú ý khi ái nữ của Tập đoàn này là Trương Huệ Vân kết hôn cùng nhạc sỹ Thanh Bùi hồi cuối năm 2013. Gia tộc giàu có của vợ chàng nhạc sỹ tài năng đã khiến giới truyền thông phải ngưỡng mộ.

    Tuy nhiên, cái tên Vạn Thịnh Phát thực sự được chú ý khi tại phiên xét xử bị cáo Dương Tự Trọng ngày 7/1/2014, ông Dương Chí Dũng (anh trai Dương Tự Trọng, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam - Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng Hải, Bộ GTVT) khai nhận 20 tỷ đồng để được làm dự án chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (TP.HCM) do bà Trương Mỹ Lan làm chủ tịch.

    Đến nay, Vạn Thịnh Phát được xếp vào hàng những công ty gia đình lớn và bí ẩn nhất Việt Nam, thông tin về những người chủ đều chỉ có một vài dòng ngắn gọn trên website, và gần như không tiếp xúc với giới truyền thông.

    Những đại gia siêu giàu “ẩn mình”

    Theo giới thiệu trên website của Vạn Thịnh Phát, tập đoàn này được thành lập từ năm 1992 do bà Trương Mỹ Lan làm Chủ tịch HĐQT, với lĩnh vực kinh doanh thương mại và nhà hàng, sau đó mở rộng sang lĩnh vực bất động sản. Trong cơ cấu tổ chức của Vạn Thịnh Phát, thì có 2 pháp nhân mang tên “Tập đoàn Vạn Thịnh Phát”.

    Công ty thứ nhất là Công ty TNHH Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, tên viết tắt là VTP Group Holdings với vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng. Đây có thể coi là công ty trung tâm của hệ thống Vạn Thịnh Phát.

    Tại VTP Group Holdings, bà Lan sở hữu 80\% cổ phần, tương đương lượng vốn góp trị giá 4.800 tỷ đồng.

    Trương Huệ Vân, vợ Thanh Bùi cùng bố của cô, ông Trương Chí Trung, sở hữu 500 tỷ đồng vốn góp, tương đương 8,33\% cổ phần. Theo thông tin trên báo chí thì ông Trương Chí Trung là anh của bà Lan.

    Dù sở hữu khối tài sản khổng lồ, và nắm những chức vụ quan trọng trong một tập đoàn "khủng" nhưng những đại gia này lại rất kín tiếng.

    Công ty thứ hai là CTCP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát, tên viết tắt là VTP Group. Đây chính là công ty có vốn điều lệ 12.800 tỷ đồng được đề cập trên website của Vạn Thịnh Phát.

    VTP Group Holdings góp hơn 5.200 tỷ đồng vào công ty này và là cổ đông chính sở hữu 41\% cổ phần.

    Cá nhân bà Trương Mỹ Lan cũng góp 1.920 tỷ đồng, tương đương 15\% cổ phần của VTP Group.

    Như vậy, theo thống kê năm 2014, chỉ riêng tại 2 công ty trên, bà Lan đã sở hữu lượng cổ phần trị giá tới hơn 6.700 tỷ đồng. Với khối tài sản này, bà Lan có thể coi là một trong những đại gia giàu nhất Việt Nam, tương đương với ông Dương Công Minh – chủ tịch tập đoàn Him Lam hay bà Lê Thị Thúy Ngà – chủ tịch tập đoàn Nam Cường. Tất nhiên, đây chỉ là con số tính theo mệnh giá.

    Không ít tập đoàn lớn có giá cổ phiếu dưới mệnh giá như Tập đoàn Tân Tạo, Quốc Cường Gia Lai… nhưng nếu định giá cao hơn mệnh giá, con số tài sản thực sẽ lớn hơn nhiều lần.

    Hệ thống Vạn Thịnh Phát còn có 3 công ty liên quan nữa là CTCP Đầu tư Times Square Việt Nam, CTCP Đầu tư An Đông và CTCP Tập đoàn Saigon Peninsula (tên cũ CTCP Đại Trường Sơn).

    Đặc điểm chung của hệ thống Vạn Thịnh Phát là có vốn điều lệ đăng ký “siêu khủng”: VTP Groups Holdings: 6.000 tỷ đồng; VTP Group: 12.000 tỷ; An Đông: 9.000 tỷ; Saigon Peninsula: 12.000 tỷ.

    Sở hữu rất nhiều công ty lớn với hàng loạt dự án khủng nhưng các thông tin về Vạn Thịnh Phát và bà chủ Trương Mỹ Lan khá ít ỏi.

    Bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được nhiều người biết đến từ cuối năm 2011 khi 3 ngân hàng SCB, Đệ Nhất và Việt Nam Tín Nghĩa tiến hành hợp nhất với nhau.

    Mặc dù không xuất hiện chính thức nhưng bà Lan và Vạn Thịnh Phát được cho là nhóm cổ đông chính của cả 3 ngân hàng này. Rất nhiều thành viên ban lãnh đạo SCB hiện nay đã từng làm việc cho các công ty thành viên của Vạn Thịnh Phát.

    Ngọc Anh (Tổng hợp)

    Video: Bộ sưu tập siêu xe khủng của Thái tử đẹp trai "vạn người mê"[mecloud]lpQSZDheMl[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-dai-gia-sieu-giau-an-minh-trong-tap-doan-bi-an-nhat-viet-nam-a94988.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.