(ĐSPL) - Trên thế giới từng xảy ra những tai nạn hầm mỏ mà phải cần đến điều kỳ diệu mới có thể đưa được các thợ mỏ từ cõi chết trở về.
Sáng ngày 16/12/2014, hầm thủy điện ở Công trình thủy điện Đa Dâng- Đa Chomo (thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương bất ngờ bị sập khiến 12 người (trong đó có 1 phụ nữ) bị mắc kẹt bên trong. Ngay sau tai nạn xảy ra, lực lượng chức năng đã có mặt ở hiện trường để thực hiện công tác cứu hộ
Cho đến chiều ngày 19/12, toàn bộ 12 công nhân đã được giải cứu và được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sức khỏe ổn định.
Hãy cùng điểm lại những cuộc giải cứu công nhân bị mắc kẹt trong hầm mỏ đáng chú ý nhất trên thế giới.
Cuộc giải cứu thần kỳ ở Chile
Sự kiện 33 thợ mỏ Chile mắc kẹt dưới độ sâu gần 700 mét trong hơn hai tháng đã khiến cả thế giới quan tâm vì ý chí và lòng tin của các thợ mỏ.
Ngày 5/8/2010, đường hầm chính dẫn vào khu mỏ vàng và đồng San Jose ở miền bắc Chile sụp xuống, khiến 33 thợ mỏ kẹt dưới độ sâu gần 700 mét. Tổng thống Chile Sebastian Pinera khi đó tuyên bố nước này sẽ tìm mọi cách để cứu các thợ mỏ nhưng khả năng giải cứu các thợ mỏ còn sống là rất thấp.
33 thợ mỏ ở Chile được giải cứu thành công sau hơn hai tháng bị mắc kẹt dưới lòng đất. |
|
Thân nhân những thợ mỏ và đất nước Chile không từ bỏ hy vọng, nhưng sau nhiều ngày mất liên lạc họ đã tính đến khả năng xấu nhất là không có ai sống sót. Nhưng đúng lúc tuyệt vọng nhất,
Sau 17 ngày mất liên lạc, lực lượng cứu hộ đã kết nối được với những thợ mỏ mắc kẹt. Ngày 22/8, một máy khoan đã đưa được ống dò xuống độ sâu 688 mét, nơi các thợ mỏ trú ẩn và họ đã viết một mảnh giấy gửi lên mặt đất để thông báo rằng "Chúng tôi 33 người vẫn ổn".
Ngay sau khi nhận được thông điệp của những thợ mỏ gặp nạn, cả đất nước Chile bắt đầu bước vào một giải cứu quy mô lớn và chạy đua với thời gian. Người dân trên khắp thế giới đổ dồn sự chú ý vào cuộc giải cứu chưa từng có trong lịch sử. Cùng lúc đó, hàng tiếp tế, bao gồm thực phẩm đặc biệt, các loại thuốc men chống mất nước và cả những chiếc máy quay video được đưa qua một đường ống có tên là Pigeon (Chim bồ câu) xuống cho các thợ mỏ đang kiệt sức vì thiếu đồ ăn thức uống hơn 2 tuần qua.
Chiến dịch giải cứu đi đến cột mốc quan trọng vào ngày 25/9, khi chiếc lồng cứu hộ đặc biệt mang tên Phoenix (Phượng hoàng), nặng 420 kg được các chuyên gia Chile chế tạo với sự trợ giúp của NASA, được đưa tới hiện trường. Đây là thiết bị đặc biệt sẽ được thả xuống đường hầm cứu hộ và đưa từng người lên mặt đất.
Đêm 12/10, tất cả các hãng truyền thông lớn thế giới đều truyền trực tiếp cuộc giải cứu thợ mỏ và cả thế giới đã xúc động khi chứng kiến giây phút thợ mỏ đầu tiên trong số 33 người mắc kẹt là Florencio Avalos được kéo lên mặt đất an toàn bằng lồng cứu hộ Phượng hoàng.
29 thợ mỏ được cứu sống ở Trung Quốc
Một thợ mỏ Trung Quốc được giải cứu thành công. |
|
Ngày 21/11, một trận lũ lớn khiến nước bất ngờ tràn vào làm ngập mỏ than Bát Điền tại huyện Uy Viễn, gần thành phố Nội Giang, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc trong lúc có 35 công nhân đang làm việc. 13 thợ mỏ đã kịp thoát được ra ngoài nhưng 22 người vẫn còn bị mắc kẹt.
Sau khi mỏ than bị ngập, một nhóm gồm 7 người, trong đó có cả phó giám đốc mỏ than Zhang Hongliang, đã vào mỏ nhằm cứu 22 công nhân ra nhưng, sứ mệnh cứu hộ đã thất bại và bản thân họ cũng bị mắc kẹt.
Các nhà chức trách và cơ quan chức năng đã huy động tới 500 nhân viên cứu hộ. Họ quyết định hút hết nước ra khỏi hầm mỏ và đưa tiếp một nhóm cứu hộ thứ 2 vào giải cứu 29 người bị mắc kẹt trước đó. Chiến dịch giải cứu thành công tốt đẹp khi đưa được toàn bộ 29 ngượi bị mắc kẹt lên nơi an toàn.
Hiện Trung Quốc vẫn là nơi có tai nạn hầm mỏ chết người nhiều nhất thế giới. Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch đóng cửa khoảng 2.000 mỏ than nhỏ vào năm 2015 để tăng tiêu chuẩn an toàn.
Video tham khảo:
Những vụ sập hầm, mỏ chấn động Việt Nam năm 2014 Nỗ lực giải cứu hàng trăm công nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ
Niềm vui của người thân khi một thợ mỏ được giải cứu trong thảm kịch sập hầm mỏ tại Thổ Nhĩ Kỳ. |
|
Ngày 13/5/2014, một vụ nổ kinh hoàng đã xảy ra ở hầm mỏ Thổ Nhĩ Kỳ khiến gần 800 người mắc kẹt. Lực lượng cứu hộ đã làm việc suốt đêm để tìm kiếm những người còn đang mắc kẹt dưới lòng đất. Sau nhiều giờ giải cứu, lực lượng cứu hộ đã giải thoát được 363 người nhưng hàng trăm người vẫn mặc kẹt dưới lòng đất.
Lực lượng cứu hỏa cố gắng bơm không khí sạch vào bên trong hầm mỏ để những người mắc kẹt bên trong có thể thở. Sự cố khiến điện bị cắt đã làm cho lồng nâng thợ mỏ không dùng được nữa. Trong khi đó, những người còn bị mắc kẹt đang ở độ sâu cách mặt đất 2km và cách lối vào mỏ 4km.
Nhiều nhân viên cứu hộ thậm chí phải đeo bình dưỡng khí để di chuyển vào sâu bên trong nhằm tìm kiếm cơ hội cứu thoát những công nhân xấu số. Kết thúc chiến dịch tìm kiếm, con số thợ mỏ thiệt mạng cuối cùng lên tới 301 người.
Giải cứu công nhân bị kẹt trong mỏ vàng ở Nam Phi
Ngày 16/2/2013, giới chức Nam Phi đã giải cứu thành công 11 công nhân bị kẹt trong mỏ khai thác vàng ở phía Đông thủ đô Johannesburg. Vụ sập hầm xảy ra sau khi có một khối lượng đất đá bất ngờ đổ sụp xuống bịt kín lối thoát hiểm. May mắn là, sau đó có người tình cờ đi ngang qua nghe thấy tiếng các công nhân kêu cứu và kịp thời báo với cảnh sát.
Lực lượng cứu hộ sau đó đã đến kịp thời và triển khai công tác giải cứu được 11 công nhân và đưa được họ lên mặt đất an toàn.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-cuoc-giai-cuu-tai-nan-ham-mo-dang-chu-y-nhat-the-gioi-a75155.html