+Aa-
    Zalo

    Những "cực phẩm" cung đấu khiến "Diên Hi công lược" chỉ là trò trẻ con không hơn không kém

    • DSPL

    (ĐS&PL) - "Diên Hi công lược" dù có thời gian "làm mưa làm gió" trên màn ảnh nhưng để so với những tác phẩm cung đấu này thì bộ phim của Vu Chính còn thua kém rất nhiều.

    "Diên Hi công lược" dù có thời gian "làm mưa làm gió" trên màn ảnh nhưng để so với những tác phẩm cung đấu này thì bộ phim của Vu Chính còn thua kém rất nhiều.

    Thâm cung nội chiến

    "Thâm cung nội chiến" giúp sự nghiệp của Lê Tư, Xa Thi Mạn khởi sắc.

    "Thâm cung nội chiến" là khởi nguồn và cũng là đỉnh cao của dòng phim cung đấu Trung Quốc. Bộ phim đánh dấu lần đầu tiên cung đấu thời phong kiến Trung Quốc được đưa lên màn ảnh, mở ra một "thời đại" mới cho dòng phim ăn khách này.

    Tác phẩm huyền thoại này do đài TVB (Hong Kong, Trung Quốc) sản xuất từ năm 2004, có tên gốc là “Kim Chi Dục Nghiệt”, ám chỉ những người phụ nữ cao quý bị bó buộc giữa những âm mưu và dục vọng chốn hoàng cung. Họ vốn là những cô nương trong sáng, đáng yêu nhưng khi bước vào phía trong Tử Cấm Thành, để tồn tại và leo lên cao, họ dần đánh mất bản thân mình.

    Phim lấy bối cảnh ở Tử Cấm Thành, thời nhà Thanh, vua Gia Khánh năm thứ 15. “Thâm cung nội chiến” xoay quanh cuộc chiến khốc liệt tranh giành sự sủng ái của hoàng đế giữa Đổng Giai Nhĩ Thuần (Xa Thi Mạn), Hồng Giai Ngọc Doanh (Lê Tư), Như Nguyệt (Đặng Tụy Văn) và cô cô An Xuyến (Trường Khả Di).

    Màn bắt tay độc nhất vô nhị của bốn nữ diễn viên từng giành giải "Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất" của lễ trao giải thường niên đài TVB (TVB Anniversary Awards) đã khiến khán giả "ăn ngủ" cùng "Thâm cung nội chiến" và đến nay, phim vẫn là tượng đài sừng sững của thể loại cung đấu trong lòng người hâm mộ.

    Mẫu nghi thiên hạ

    Dù chỉ là vai phụ nhưng Triệu Phi Yến của Đồng Lệ Á trong "Mẫu nghi thiên hạ" khiến người xem nhớ mãi không quên.

    "Mẫu nghi thiên hạ" là bộ phim được sản xuất năm 2008 với các diễn viên chính gồm Viên Lập, Đồng Lệ Á, Quách Trân Nghê, Huỳnh Duy Đức.

    Phim có nội dung về cuộc sống của hoàng hậu sống lâu nhất Trung Quốc Vương Chính Quân, trải qua sóng gió tranh giành quyền lực của phi tần trong cung Tây Hán.

    Trong "Mẫu nghi thiên hạ", ngay cả những vai nhỏ như Triệu Phi Yến, Triệu Hổ Nhi đều xuất sắc, tạo thành tổng thể cốt truyện hoành tráng, chặt chẽ, "xứng đáng là bộ tinh phẩm cổ trang". Phim nhận 7.5 điểm đánh giá trên trang review phim Douban.

    Nhờ bộ phim này mà vai diễn Triệu Phi Yến của Đồng Lệ Á trở thành huyền thoại, chưa có người đẹp nào đóng nhân vật này vượt qua được mỹ nhân Tân Cương.

    Cung tâm kế

    Dương Di có vai diễn đáng nhớ nhất trong sự nghiệp ở "Cung tâm kế".

    "Cung tâm kế" trở thành siêu phẩm cung đấu tiếp theo của đài TVB, nối tiếp "Thâm cung nội chiến". Đây cũng chính là bộ phim có nhiều Thị Hậu, Thị Đế Hoa ngữ tham gia nhất.

    Với sự tham gia của dàn diễn viên nổi tiếng và thực lực như Xa Thi Mạn, Dương Di, Trịnh Gia Dĩnh, Trần Hào... cùng với kịch bản chắc tay, "Cung tâm kế" đã giành được nhiều giải thưởng lớn, lọt top 5 bộ phim có rating cao nhất mọi thời đại của TVB.

    Lấy bối cảnh vào những năm cuối nhà Đường, bộ phim kể lại câu chuyện về một cung nữ mang tên Lưu Tam Hảo (Xa Thi Mạn) cùng người tỷ muội tốt tên Diêu Kim Linh (Dương Di) và những mối quan hệ, những tranh đấu phức tạp chốn hậu cung.

    Hậu cung Chân Hoàn truyện

    Chân Hoàn là vai diễn nổi bật nhất trong sự nghiệp diễn xuất của Tôn Lệ.

    "Hậu cung Chân Hoàn truyện" là bộ phim cung đấu hàng đầu màn ảnh Hoa ngữ, tạo ra sức hút sánh ngang với "Tây du ký" hay "Hoàn Châu cách cách", trở thành tác phẩm được khán giả đón xem lại hàng năm.

    Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Lưu Liễm Tử, quy tụ dàn diễn viên thực lực như Trần Kiến Bân, Thái Thiếu Phân, Tưởng Hân, Lưu Tuyết Hoa...

    Phim không chỉ quy tụ dàn sao thực lực hàng đầu mà còn có kịch bản vô cùng xuất sắc kể về quá trình thiếu nữ Chân Hoàn (Tôn Lệ) từ một cung tần nhỏ nhoi vừa nhập hậu cung của Vua Ung Chính, không màng đấu đá, cho đến khi cô buộc phải tranh giành ân sủng để duy trì tính mạng cho bản thân cũng như gia tộc, từng bước trở thành Thái hậu của một triều vua.

    Bộ phim đã được phát lại nhiều lần ở nhiều đài truyền hình địa phương tại Trung Quốc. Sau thành công ở nội địa, phim tiếp tục gây cơn sốt ở Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc tạo nên cơn sốt cắt mắt hai mí giống đôi mắt của diễn viên Tôn Lệ vai Chân Hoàn, số ca cắt mắt tăng 30% so với cùng kỳ. Cũng chính từ "Chân Hoàn truyện", Tôn Lệ gắn với biệt danh "nương nương" cho đến tận bây giờ.

    Thậm chí, đầu năm 2013, "Hậu cung Chân Hoàn truyện" được lồng tiếng Anh và phát sóng tại Mỹ đã thành công giúp Tôn Lệ lọt vào danh sách đề cử Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất giải Emmy lần thứ 41.

    Hậu cung Như Ý truyện

    "Như Ý truyện" đánh dấu sự trở lại ấn tượng của Châu Tấn trên màn ảnh nhỏ.

    "Hậu cung Như Ý truyện" được coi là phần 2 tiếp nối của Chân Hoàn truyện bởi tác giả và biên kịch đều là Lưu Liễm Tử. Sau khi phát sóng, phim nhận được sự yêu thích cuồng nhiệt của khán giả với hơn 14 tỷ lượt xem, điểm chất lượng trên Douban là 7.4.

    Tác phẩm cũng quy tụ dàn diễn viên hùng hậu, thực lực như Châu Tấn, Hoắc Kiến Hoa, Trương Quân Ninh, Đổng Khiết, Lý Thuần...

    "Hậu cung Như Ý Truyện" tập trung vào nhân vật Ô Lạt Na Lạp Thanh Anh (Châu Tấn), hay còn gọi là Như Ý. Bà là một nhân vật có thật trong lịch sử, vốn là cháu gái của Cảnh Nhân Cung Hoàng Hậu và là Trắc phúc tấn của Bảo Thân Vương Hoằng Lịch. Khi chồng lên ngôi hoàng đế (còn gọi là Càn Long), bà từng bước chiếm lấy vị trí cao nhất ở hậu cung, trở thành Kế hoàng hậu.

    Phim tập trung kể về quá trình Ô Lạp Na Lạp - Như Ý và hoàng đế Càn Long Ái Tân Giác La - Hoằng Lịch từ lúc yêu nhau đến cuộc hôn nhân tan vỡ trong chốn cung đình.

    “Như Ý truyện” có bối cảnh triều đại cố định, kết cục của mỗi nhân vật đều có căn cứ lịch sử, vì thế tạo hình của các nhân vật trong phim vừa bám theo lịch sử vừa có sự cải tiến để phù hợp với thẩm mỹ hiện đại.

    “Như Ý truyện” bao phủ không khí trọn vẹn tinh thần cung đấu, liên tiếp đưa ra những biến cố trong cuộc đời của Như Ý, lại khắc họa khá rõ tính cách của dàn nhân vật thứ chính và phụ. Bên cạnh việc khiến khán giả ấn tượng bởi độ thâm sâu, “Như Ý truyện” cũng truyền tải rất nhiều triết lý nhân sinh ý nghĩa, đáng nhắc, đáng hiểu ở đời, góp phần tạo nên một tựa phim cung đấu vừa thâm sâu vừa đẩy khán giả đến cao trào cảm xúc.

    Diễn xuất đỉnh cao của "Tam kim Ảnh hậu" Châu Tấn trong "Như Ý truyện" chính là điểm nhấn mạnh mẽ nhất khiến khán giả khó lòng rời mắt khỏi màn hình.

    Vi An (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-cuc-pham-cung-dau-khien-dien-hi-cong-luoc-chi-la-tro-tre-con-khong-hon-khong-kem-a347262.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan