+Aa-
    Zalo

    Những con đường lây nhiễm bệnh lậu mà bạn không ngờ tới

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Lậu là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm do vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh lây truyền qua đường tình dục.

    Lậu là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm do vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, vì vậy, dù là quan hệ tình dục theo bất kì hình thức nào thì khả năng lây lan bệnh đều có thể xảy ra.

    Bệnh lậu lây nhiễm qua con đường nào?

    Bệnh lậu do vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae, còn gọi là lậu cầu khuẩn gonococus gây ra. Bệnh lây lan do quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ tình dục với càng nhiều người thì nguy cơ mắc bệnh lậu càng cao.

    Việc "quan hệ" bằng đường miệng cũng có khả năng lây nhiễm bệnh như khi "quan hệ" qua âm đạo, hậu môn. Virus hay vi khuẩn gây bệnh sẽ lây từ người này qua người khác ở tinh dịch, dịch âm đạo hay máu. Một số bệnh lây truyền vào cơ thể người qua những vết trầy xước rất nhỏ hoặc nước bọt, hậu môn, cơ quan sinh dục.

    Vậy nên, nguy cơ lây bệnh từ bạn tình có dấu hiệu không an toàn hoàn toàn có thể có cho dù cả hai chỉ hôn môi và "quan hệ" qua đường miệng. Bệnh hoàn toàn có thể xuất hiện ở cơ quan sinh dục, ở miệng hay bất kì bộ phận nào trên cơ thể. Các triệu chứng có thể không xuất hiện ở giai đoạn đầu mà ủ bệnh và phát tác về sau. Lúc này càng nguy hiểm hơn, vì khi các biểu hiện bệnh xuất hiện thì bệnh đã nặng và khó điều trị hơn.

    - Lây qua đường quan hệ tình dục: Theo các thống kê cho thấy, bệnh lậu được ước tính lây nhiễm qua đường tình dục chiếm trên 90%. Hoạt động này bao gồm giao hợp, hôn, tiếp xúc cơ thể,…kể cả quan hệ đường hậu môn. Đây đều là những vùng da nhạy cảm, nhiều mạch huyết, dễ xây xước lại ẩm ướt nên tạo điều kiện cho vi khuẩn lậu xâm nhập và gây bệnh.

    - Lây từ mẹ sang con: Khi mang thai người mẹ mắc bệnh lậu mà không hay biết, không có biện pháp can thiệp bệnh lậu sẽ lây truyền sang con qua đường tuần hoàn, phôi nhau thai. Khi mắc bệnh trẻ sinh ra dễ bị dị tật bẩm sinh khi sinh ra do bị bệnh từ mẹ truyền sang.

    Khi trẻ sinh ra bằng biện pháp sinh thường thì khả năng nhiễm bệnh lậu cũng rất cao. Vì dịch tiết của người mẹ lúc này tiết ra nhiều và chứa nhiều lậu cầu sẽ bám dính vào da, niêm mạc của trẻ để gây bệnh, tạo nên những biến chứng mù lòa, viêm kết.

    - Lây qua đường truyền máu: Khi nhận máu của người mắc bệnh lậu khả năng nhiễm bệnh rất cao. Vì vậy phải cẩn thận khi quyết định truyền máu, máu cần phải xét nghiệm an toàn.

    - Lây nhiễm qua tiếp xúc gián tiếp: Vi khuẩn lậu cũng có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua các vết thương hở hoặc tiếp xúc với dịch nhầy, mủ của người bệnh khi dùng chung đồ sinh hoạt cá nhân với người có phôi nhiễm mắc bệnh lậu như: quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, bồn cầu…

    Các biến chứng mà bệnh lậu gây nên nếu không điều trị kịp thời

    Nếu bạn không điều trị đúng và kịp thời, bệnh lậu có thể gây ra các biến chứng như:

    Viêm vùng chậu: Vì ở nữ giới, vi khuẩn lậu có thể lan tràn theo tử cung, vòi trứng, khiến vùng chậu bị viêm, có thể gây hậu quả là để lại sẹo ở vòi trứng và có thể dẫn đến hậu quả là khó thụ thai hoặc mang thai ngoài tử cung . Viêm vùng chậu còn có thể gây đau bụng, đau lưng, chu kỳ kinh nguyệt bất thường, giao hợp đau và chảy dịch hôi từ âm đạo. Viêm vùng chậu là một nhiễm trùng nặng cần phải được điều trị ngay. 10-40% phụ nữ bị lậu có biến chứng viêm vùng chậu.

    Kích thích họng và tuyến amidan, do quan hệ tình dục qua đường miệng, gây đau họng, nuốt đau và sưng đỏ vòm họng...

    Viêm mắt: Nếu vi khuẩn lan truyền vào mắt do tiếp xúc, mắt có thể bị viêm, đau, sưng đỏ. Trẻ sơ sinh có thể bị lây từ đường sinh dục của mẹ bị nhiễm lậu cầu trong quá trình sinh. Lậu ở mắt có thể gây mù.

    Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn lậu có thể theo máu trong hệ tuần hoàn lan tràn và gây nhiễm ở nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Các triệu chứng có thể xuất hiện khi bị nhiễm trùng máu bao gồm sốt, nổi mẩn, đau cứng khớp...

    Thông thường, các bác sỹ sẽ dùng các loại kháng sinh để điều trị bệnh này. Tuy nhiên, bởi vì càng ngày càng có nhiều chủng vi khuẩn kháng thuốc nên nhất thiết bạn phải thực hiện đúng và đầy đủ tiến trình điều trị hoàn chỉnh. Các thuốc giảm đau chỉ điều trị triệu chứng đau buốt, rát khi đi tiểu mà không thể tiêu diệt trực tiếp vi khuẩn gây bệnh.

    Khi có những biểu hiện của Lậu, bệnh nhân cần tới ngay các cơ sở y tế đúng chuyên khoa để được kịp thời thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp nhất tránh để lâu sẽ dẫn tới các biến chứng nghiệm trọng cho cơ thể.  Người bệnh có thể đến BV Đa khoa An Việt để được các chuyên gia y tế, các bác sỹ có chuyên môn khám chữa bệnh.

    BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT

    Địa chỉ: 1E Trường Chinh - Hà Nội

    Điện thoại: 024 62 628 628 - 0968 08 55 99

    Email: [email protected]

    Website: http://benhvienanviet.com

    Facebook: https://www.facebook.com/benhvienanviet

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-con-duong-lay-nhiem-benh-lau-ma-ban-khong-ngo-toi-a207865.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan