+Aa-
    Zalo

    Những “chiến binh” phía sau tấm áo blouse: “Muốn bác sĩ, bệnh nhân…gần nhau hơn”

    (ĐS&PL) - “Chỉ cần bệnh nhân, bác sĩ cần, chúng tôi đều có mặt…”, Trưởng phòng Công tác xã hội Bệnh viện Đức Giang chia sẻ.

    Nghề kết nối mọi người, thu hẹp khoảng cách

    8h sáng, cuộc điện thoại từ các bác sĩ Khoa Sơ sinh, Bệnh viện đa khoa Đức Giang (Long Biên, Hà Nội) gọi gấp liên hồi lên phòng Công tác xã hội nhờ phối hợp giúp đỡ tìm người thân cho một trường hợp trẻ sơ sinh vô cùng đặc biệt.

    366482508 328587629507159 4710 2196 2180 1691717664
    Cháu bé sinh non bị bỏ rơi ngày 4/8/2023. Ảnh: BVCC

    ThS. Phan Thị Nguyệt Minh - Trưởng phòng Công tác xã hội vội bắt máy. Trường hợp các bác sĩ “nhờ vả” là một bé gái sơ sinh đẻ non bị bỏ rơi ngay tại bệnh viện. Trẻ đẻ ra trong tình trạng: Trẻ tỉnh, khóc rên, tím tái, đùn bọt cua, cân nặng 1200gr tương đương tuổi thai khoảng 29 tuần 4 ngày, xác định trẻ đẻ rất non. Chào đời khi rất non tháng nên trẻ luôn có thể đối mặt với tình trạng nguy hiểm, đặc biệt là khi thiếu sữa mẹ và hơi ấm tình cảm chăm sóc từ mẹ, người thân.

    “Cháu bé có một nghị lực sống phi thường khi vừa sinh rất non tháng, vừa đối mặt với nhiều tình trạng nguy hiểm nhưng đã có phản xạ mút rất sớm. Nhờ phòng viết bài tìm người thân cho cháu bé”, giọng trưởng Khoa Sơ sinh nói gấp.

    Bắt tay vào việc, chị Minh nhanh chóng báo cáo các cấp lãnh đạo, thông báo cho từng chuyên viên của phòng, ngay lập tức viết bài.

    3841128353535591936766692407374529431186892n edited 1695858169884 0905
    Tuy sinh non nhưng bé gái có nghị lực vô cùng. Ảnh: BVCC

    Sau khi thông tin bé T bị bỏ rơi tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang được đăng tải trên mạng Internet, bệnh viện đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, thăm hỏi và giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức, các đoàn thể cả trong và ngoài bệnh viện. Trong thời gian điều trị tại viện, bé T đã được các y, bác sĩ Khoa Sơ sinh thay phiên nhau chăm sóc, cho bé ăn, tắm rửa hằng ngày và nâng niu chăm chút như chính con ruột của mình.

    Sau thời gian nỗ lực của các bác sĩ và chính quyền địa phương, em bé khoẻ mạnh được về với vòng tay yêu thương của gia đình.

    “Hôm ấy buổi lễ diễn ra trong không khí rất xúc động của mọi người tham dự, những cảm xúc ấy thật khó tả và khó quên, là sự trải lòng về tình yêu thương từ sâu thẳm trái tim của những người chiến sĩ áo trắng dành cho con, là sự bịn rịn quyến luyến của “các mẹ” khoa sơ sinh, là sự vui mừng vì con đã tìm được mái ấm yêu thương chăm sóc, con xứng đáng được hưởng cuộc sống tốt đẹp, đầy đủ và hạnh phúc”, Trưởng phòng Công tác xã hội nhớ lại câu chuyện khó quên của các y bác sĩ, các chuyên viên phòng công tác xã hội hồi đầu tháng 8/2023.

    z5281478136063a075afce056a04818934e2392a08b343
    Buổi lễ trao nhận bé gái bị bỏ rơi về với gia đình vô cùng xúc động. Ảnh: BVCC

    Nghề của những người “làm dâu trăm họ”

    Theo chị Minh, công việc hỗ trợ các bác sĩ khi có bệnh nhân “cần” thường xuyên diễn ra. Với 10 cán bộ, viên chức , trong đó:  1 Thạc sĩ Quản lý hành chính công, 1 kỹ sư Công nghệ thông tin, 3 cử nhân Y tế công cộng, 1 cử nhân Báo chí, 3 kế toán đại học, 1 Điều dưỡng cao đẳng với cơ cấu tổ chức:  1 Trưởng phòng;  1 Phó trưởng phòng và 8 nhân viên luôn sẵn sàng sát cánh bên các bác sĩ của bệnh viện bất kể thời gian nào các bác sĩ cần.

    Nữ trưởng phòng bộc bạch thêm, chị hiểu hết những khó khăn vất vả của đồng đội của mình, khi thường xuyên phải túc trực mọi hoạt động của bệnh viện, của các y bác sĩ.

    “Không chỉ hỗ trợ bác sĩ, chúng tôi còn thực hiện nhiều hoạt động xã hội khác: khám bệnh miễn phí cho những hoàn cảnh khó khăn tại các vùng dân tộc thiểu số,  phát cơm, cháo cho người bệnh nghèo hoặc tổ chức các đợt khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo,…Chúng tôi muốn bác sĩ, bệnh nhân…gần nhau hơn”, chị Minh nói.

    z5281479914567d79babc39d900592ec43c907f5af6125
    Những nhân sự cốt cát trong hoạt động công tác xã hội luôn sẵn sàng túc trực mỗi khi bệnh nhân, bác sĩ cần.Ảnh: BVCC

    Chị chia sẻ, với Công tác xã hội ở Việt Nam được xem như là một ngành khoa học, một nghề chuyên môn mang tính ứng dụng trong hệ thống an sinh xã hội, nhằm thúc đẩy chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của con người, giúp giải quyết các vấn đề xã hội, tăng cường phúc lợi xã hội và hướng tới công bằng xã hội thông qua việc hỗ trợ cho cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng, tăng năng lực cho nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội. Chính vì vậy, có những trường hợp người bệnh cần hỗ trợ, phòng Công tác xã hội sẽ nhanh chóng thực hiện các công việc chuyên môn để kịp thời giúp đỡ bệnh nhân, góp phần đảm bảo thực hiện quyền con người, công bằng, tiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân dân.

    Tuy nhiên, hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện còn những khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động Công tác xã hội đúng chuyên môn, phương pháp, một số hoạt động Công tác xã hội tại viện mới mang tính tự phát. Bên cạnh đó là sự thiếu hụt nhân sự Công tác xã hội đúng chuyên ngành, đội ngũ cán bộ tham gia chủ yếu vì lòng nhiệt huyết và kinh nghiệm mà chưa được đào tạo bài bản, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng Công tác xã hội.

    nhung chien binh dung sau tam ao trang cua cac bac si muon bac si benh nhan gan nhau hon
    Không chỉ là nhiệm vụ kết nối bệnh nhân và các nhà hảo tâm, các hoạt động thiện nguyện khác cũng được phòng Công tác xã hội "gánh vác" vô cùng nhiệt tình. Ảnh: BVCC

    “Thêm nữa, các nhân viên Phòng Công tác xã hội là người tiếp xúc đầu tiên với người bệnh tại bệnh viện chưa được hưởng phụ cấp độc hại, hoặc chế độ làm thêm ngoài giờ vì rất nhiều hoạt động phát sinh tại bệnh viện mà các cán bộ làm công tác xã hội phải có mặt. Việc phối hợp với các đơn vị bên ngoài bệnh viện gặp không ít khó khăn”, nữ trưởng phòng bộc bạch.

    Khó khăn là thế, nhưng chị Minh cùng đồng đội cũng không nản lòng, vẫn “một lòng, một dạ” mong muốn làm được nhiều điều có ý nghĩa cho bệnh nhân có hoàn cảnh cần giúp.

    “Nhân ngày Công tác xã hội Việt Nam, xin chúc tất cả những đội ngũ đang hoạt động trong lĩnh vực và tất cả những người đang hỗ trợ, thực hiện các hoạt động Công tác xã hội lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc, luôn giữ tâm đủ sáng, lòng đủ ấm để gieo thêm nhiều hơn nữa những mầm hy vọng, những trái tim đầy ắp tình yêu thương đến với những bệnh nhân, với đội ngũ nhân viên y tế không quản khó khăn, vất vả khi dịch bệnh nguy hiểm xảy ra, sẵn sàng thực hiện công tác phục vụ, chăm sóc sức khỏe cho người dân”, chị Minh gửi gắm.

    Mộc Trà

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-chien-binh-dung-sau-tam-ao-trang-cua-cac-bac-si-muon-bac-si-benh-nhan-gan-nhau-hon-a615712.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ: Chú trọng nâng cao hiệu quả công tác xã hội

    Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ: Chú trọng nâng cao hiệu quả công tác xã hội

    Sáng ngày 23/03/2023, Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ (BVSN Phú Thọ) tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động Công tác xã hội năm 2022 và gặp mặt nhân ngày Công tác xã hội 25/3/2023, nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo, quản lý và viên chức của đơn vị về giá trị của hoạt động công tác xã hội trong công tác khám, chữa bệnh.

    BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ: Điểm sáng về công tác xã hội vì người bệnh

    BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ: Điểm sáng về công tác xã hội vì người bệnh

    Công tác xã hội trong bệnh viện có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần và thể chất của người bệnh, giữa người bệnh với các nhà hảo tâm, giữa người bệnh với nhân viên y tế. Trong những năm qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ (BVĐK tỉnh Phú Thọ) rất chú trọng và làm tốt công tác này.