+Aa-
    Zalo

    Những bước “thăng, trầm” của Mafia Sicily

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Mafia là một tổ chức bí mật được hình thành vào giữa thế kỷ 19 tại đảo Sicily và tràn vào Mỹ cùng với làn sóng di cư của người Italy.

    (ĐSPL) – Mafia là một tổ chức bí mật được hình thành vào giữa thế kỷ 19 tại đảo Sicily và tràn vào Mỹ cùng với làn sóng di cư của người Italy.
    Sau cuộc cách mạng năm 1848 và năm 1860, Sicily bị thất thủ và rơi vào tình trạng hỗn loạn. Lúc đầu các Mafiosi thành lập các nhóm vũ trang ngoài vòng pháp luật, chuẩn bị nổi dậy. Thủ phủ Palermo là địa bàn hoạt động chính, nhưng sau đó Mafia đã nhanh chóng mở rộng ảnh hưởng sang miền tây của đảo Sicily.
    Những bước “thăng, trầm” của Mafia Sicily
    Những bước “thăng, trầm” của Mafia Sicily
    Từ “Mafia” xuất hiện lần đầu tiên trước công luận vào năm 1865, trong báo cáo của thị trưởng Palermo, ông Filippo Antonio Gualterio. Thế nhưng, Leopoldo Franchetti - một quan chức chính phủ Italy được cử tới Sicily – mới là người có báo cáo cặn kẽ nhất về Mafia trong năm 1876. Ông gọi Mafia là “tổ chức bạo lực” và đã "sâu rễ, bền gốc" trong xã hội Sicily.
    Những cái vòi của “bạch tuộc” Mafia Sicily
    Trong thời kỳ trùm phát xít Benito Mussolini nắm quyền ở Italy, thị trưởng Palermo là Cesare Mori đã dùng mọi phương tiện để đàn áp Mafia. Ông đã buộc nhiều tên Mafia phải chạy ra nước ngoài hay ra tòa. Nhiều thành viên Mafia Sicily đã phải chạy sang Mỹ, trong số đó có Joseph Bonanno với biệt danh là “Joe Bananas”, kẻ sau nàythống lĩnh toàn bộ hệ thống Mafia ở Mỹ.
    Những bước “thăng, trầm” của Mafia Sicily

    Nhiều thành viên Mafia Sicily đã phải chạy sang Mỹ, trong số đó có Joseph Bonanno với biệt danh là “Joe Bananas”,kẻ sau nàythống lĩnh toàn bộ hệ thống Mafia ở Mỹ.

    Quân đội Mỹ đã sử dụng Mafia trong giai đoạn tiến hành chiến tranh ở Italy và Sicily năm 1943. Lucky Luciano và các thành viên Mafia khác bị giam cầm ở Mỹ đã được trưng dụng để cung cấp thông tin cho quân đội Mỹ. Các thành viên Mafia được quân đội huấn luyện cho tới năm 1943. Đây là bước ngoặt quan trọng nhất trong lịch sử Mafia và đã gây ra những hậu quả vô cùng tai hại cho 60 năm tiếp theo.
    Mafia đã lợi dụng tình trạng hỗn loạn sau Chiến tranh thế giới thứ II để giành lại vị thế xã hội ở Sicily. Sau chiến tranh Luciano được phóng thích khỏi nhà tù và bị đày về Italy. Năm 1972, Luciano liên minh với các băng đảng ở đảo Corse (Pháp), phát triển mạng lưới buôn bán heroin toàn cầu, lúc đầu lấy hàng từ Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ phá bỏ các khu vực trồng trừ cây thuốc phiện, Luciano lại liên hệ với  Mafia đảo Corse để lấy hàng từ Đông Nam Á. Luciano và những người kế vị đã lợi dụng cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam để phát triển nguồn cung heroin từ khu vực "Tam giác vàng" và nơi đây đã nhanh chóng trở thành địa điểm cung cấp heroin lớn nhất đến Mỹ,Australia và nhiều quốc gia khác.
    Những bước “thăng, trầm” của Mafia Sicily

    Năm 1972, Luciano liên minh với các băng đảng ở đảo Corse (Pháp), phát triển mạng lưới buôn bán heroin toàn cầu

    Những năm 1950 và 1960 là thời điểm khó khăn nhất đối với Mafia Sicily, nhưng lợi nhuận của tổ chức này tăng vọt trong những năm 1970, đặc biệt nhờ buôn lậu. Lĩnh vực sinh lợi nhất là buôn lậu thuốc lá.
    Khi cơ sở tinh chế heroin của các băng đảng của đảo Corsica ở Marseilles bị chính quyền Pháp đóng cửa, những kẻ buôn thuốc phiện hướng về Sicily. Bắt đầu từ năm 1975, Mafia Sicily thiết lập các nhà máy tinh chế  heroin trên đảo Sicily và tìm cách kiểm soát mạng lưới phân phối. Mafia Sicily đã cử người đến Mỹ để trực tiếp kiểm soát mạng lưới phân phối. Tỷ lệ người nghiện heroin ở Châu Âu và Bắc Mỹ tăng vọt đã khiến cho các lực lượng cảnh sát vào cuộc và tịch thu được khối lượng lớn heroin. Đến năm 1982, Mafia Sicily đã kiểm soát khoảng 80\% khối lượng ma túy buôn bán ở khu vực đông bắc Mỹ.
    Cuộc chiến chống chính quyền Italy
    Hồi đầu những năm 1980, các thẩm phán Giovanni Falcone và Paolo Borsellino bắt đầu chiến dịch chống lại Cosa Nostra. Bước đột phá của chiến dịch là việc bắt giữ Tommaso Buscetta, một thành viên Mafia “trở cờ”  cung cấp thông tin để đổi lấy sự bảo vệ của cảnh sát trước sự truy sát của “gia đình” Corleonesi. Gia đình  này đã sát hại  nhiều bạn bè và người thân của anh ta. Nhiều thành viên  Mafia khác cũng noi gương Tommaso Buscetta.
    Những bước “thăng, trầm” của Mafia Sicily
    Thẩm phán Giovanni Falcone (trái) bị Mafia đánh bom sát hại năm 1992
    Dựa trên những lời khai và chứng cứ thu thập được, hai thẩm phán Falcone và Borsellino tổ chức Hội đồng xét xử Maxi, kéo dài từ tháng 2/1986 đến tháng 12/1987. Tổng cộng có 474 tên mafia bị đưa ra xét xử, trong đó có 342 tên đã bị kết án. Tháng 1/1992, Tòa án Tối cao Italy chấp thuận các bản án nói trên.
    Mafia đã trả đũa dữ dội, với việc sát hại một thẩm phán ở Palermo và con trai ông. Ba năm sau, một công tố viên và một doanh nhân chống mafia cũng bị sát hại. Salvatore Lima, một đồng minh chính trị thân cận của Mafia Sicily, đã bị thủ tiêu vì cái tội không đảo ngược bản án như đã cam kết. Hai thẩm phán hàng đầu  Falcone và Borsellino thì bị chết trong vụ đánh bom năm 1992. Hành động dã man này đã dẫn đến một cuộc trấn áp lớn của chính phủ Italy và bắt giữ ông trùm Salvatore Riina vào tháng 1/1993.
    Những bước “thăng, trầm” của Mafia Sicily
    Tổng cộng có 474 tên mafia bị đưa ra xét xử, trong đó có 342 tên đã bị kết án
    Sau khi ông trùm Riina bị bắt, Mafia Sicily bắt đầu một chiến dịch khủng bố trên toàn Italy. Các điểm du lịch như Via dei Georgofili (Florence), Via Palestro (Milan),  Piazza San Giovanni (Laterano) và Via San Teodoro ở thủ đô Rome đã bị tấn công - khiến 10 người chết, 93 người bị thương và gây thiệt hại nghiêm trọng đến di sản văn hóa như bảo tàng Uffizi Gallery. Khi Giáo hội Công giáo công khai lên án Mafia, hai nhà thờ bị đánh bom và một linh mục chống mafia bắn chết ở Rome.
    Đến cuối những năm 1990, Cosa Nostra bị suy yếu và phải nhường phần lớn công việc buôn bán ma túy bất hợp pháp cho tổ chức tội phạm Ndrangheta ở Calabria. Đến năm 2006, Ndrangheta đã kiểm soát 80\% cocaine nhập khẩu vào Châu Âu. Năm 2012, có tin nói Ndrangheta đã liên kết với các băng đảng ma túy Mexico.
    Các băng đảng Mafia còn tống tiền các công ty lớn nhỏ và điều hành hoạt động “kinh doanh” lớn nhất Italy, ước tính thu được lợi tức hơn 120 tỷ USD mỗi năm.
    Minh Đức (theo Wikipedia)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-buoc-thang-tram-cua-mafia-sicily-a18275.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Sự thật khiếp đảm trong thế giới ngầm của tín dụng đen

    Sự thật khiếp đảm trong thế giới ngầm của tín dụng đen

    (ĐSPL) Khi thủ tục vay tín dụng của ngân hàng quá lâu và phức tạp, nhiều doanh nhân tìm đến tín dụng đen như một cứu cánh tức thời cho các bản hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên, khi những đồng tiền này được vào tay cũng đồng nghĩa với việc, họ tự vác dao kề cổ chính mình. Không ít người phải ngậm đắng nuốt cay trở về với... chân đất đúng nghĩa sau bao năm lăn lộn kiếm được nhiều tỷ đồng.