+Aa-
    Zalo

    Những bức ảnh khiến 'người khóc, kẻ rùng mình'

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Có những bức ảnh đã làm "xoay chuyển" cả thế giới, làm thay đổi toàn bộ suy nghĩ của con người.

    (ĐSPL) - Có những bức ảnh đã làm "xoay chuyển" cả thế giới, làm thay đổi toàn bộ suy nghĩ của con người. Những nhiếp ảnh gia đã xông pha chụp được những bức ảnh đó không có nhiều, và đã có không ít người xem lại những bức ảnh này mà mang bao tâm trạng, lúc rùng mình, khi hoảng hốt, đến cả nghẹn ngào, trào nước mắt.

    Cùng xem lại những bức ảnh 'độc' này:

    1. Bức ảnh một con kền kền đợi để ăn một đứa bé sắp chết đói

    Bức ảnh đã khiến gây nên một cơn chấn động mạnh trong dư luận thế giới. Mặc dù nhận được giải thưởng danh giá, nhưng chủ nhân của tấm hình này đã phải chịu đựng vô vàn sự chỉ trích khi "không đưa tay giúp đỡ cậu bé đang sắp chết vì đói, mà chỉ canh để chộp được khoảnh khắc hoàn hảo". Cuối cùng, vị nhiếp ảnh gia này đã quyết định tự sát chỉ vài tháng sau đó.


    2. Bức ảnh bàn tay của một con người cằn cỗi vì đói

    Bức ảnh này được chụp tại Uganda năm 1980 trong trận đói lịch sử nơi đây đã làm thế giới phải "rúng động". Thay cho những câu chữ, bức hình đã nói lên tất cả về sự kinh hoàng của trận đói này.


    3. Bức ảnh cô bé 13 tuổi mắc kẹt trong đống đổ nát suốt 55 giờ với ánh mắt ám ảnh

    Vào năm 1985, một ngọn núi lửa phun trào đã phá hủy ngôi làng ở Armero, Columbia. Một trong những nạn nhân phải hứng chịu "cơn thịnh nộ" của thiên nhiên là cô bé 13 tuổi, Omayra Sanchez bị mắc kẹt trong đống đổ nát ở ngôi nhà của mình. Sau hơn 55 giờ vật lộn với "tử thần", cuối cùng cô bé đã không thể qua khỏi. Tuy nhiên, sự can đảm của một cô bé nhỏ tuổi đã khiến mọi người bị ấn tượng mạnh mẽ. Bức ảnh chụp lại khoảnh khắc em bị mắc kẹt trong đống đổ nát với khuôn mặt vẫn giữ được sự bình tĩnh đã trở thành một hình ảnh gây chấn động trong lịch sử.


    4. Bức ảnh khoảnh khắc một tù nhân an ủi con trai

    Một bức hình chụp lại khoảnh khắc một tù nhân I-rắc đang an ủi cậu con trai đang buồn bã của mình. Người tù nhân đã xin được thả hai tay của mình ra để có thể ôm và an ủi cậu bé.


    5. Bức ảnh lột tả sự đói nghèo của một bộ tộc

    Đây là bức ảnh của bộ tộc Igbo. Trong cuộc chiến tranh ở Nigeria, hầu như những người trong bộ tộc này đã chết vì nạn đói trong suốt cuộc chiến. Tấm ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Don Mcculin này đã báo động tình trạng nghiêm trọng của nạn đói ở Nigeria ngay thời điểm hiện tại.


    6. Bức ảnh người đàn ông gia cư ăn thức ăn thừa thãi trên ray xe lửa

    Một người đàn ông vô gia cư tìm thấy được thức ăn rơi vãi trên đường ray xe lửa ở một nơi thuộc Ấn Độ và ăn rất ngon lành.


    7. Bức ảnh thi thể đứa trẻ bị chết đuối trên đường đi tị nạn ám ảnh dư luận

    Hiện tại, dư luận quốc tế đang bị chấn động bởi những bức hình xuất hiện trên khắp các phương tiện truyền thông, chụp lại hình ảnh cậu bé 3 tuổi người Syria - Aylan Kurdi - bị chết đuối trên đường tới Hy Lạp tị nạn cùng với bố mẹ và anh trai. Sau cuộc hành trình nguy hiểm, chỉ có người cha là còn sống sót. Thi thể cậu bé đã bị sóng đánh giạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ.


    Việc công bố những hình ảnh về cái chết thương tâm của cậu bé trên phương tiện truyền thông hiện vẫn đang gây tranh cãi, nhưng nhiều người tin rằng, việc công bố những bức ảnh chạm tới lương tri con người trên khắp thế giới, giữa bối cảnh cuộc khủng hoảng về người tị nạn, là cần thiết, để các quốc gia phương Tây tích cực, khẩn trương trong việc giúp đỡ người tị nạn.

    8. Bức ảnh chụp em bé Syria chết trên tay cha của nhiếp ảnh gia Manu Brabo năm 2012

    Bức ảnh ghi lại cảnh một người đàn ông Syria đang khóc khi bế trên tay thi thể của cậu con trai ở gần bệnh viện Dar El Shifa, thành phố Aleppo, Syria. Cậu bé đã bị thiệt mạng trong một cuộc đọ súng diễn ra trên phố.


    Bức ảnh nằm trong bộ 20 bức ảnh do nhóm nhiếp ảnh gia của hãng tin AP thực hiện. Bộ ảnh gây chấn động về mức độ thảm khốc của những bất ổn, xung đột diễn ra ở Syria đã giành giải Pulitzer ở hạng mục Ảnh tin tức năm 2013.

    9. Ảnh chụp em bé sau cơn bão ở Haiti do tay máy Patrick Farrell thực hiện năm 2008

    Nhiếp ảnh gia Patrick Farrell đã đến Haiti để ghi lại những hình ảnh chân thực nhất về cuộc sống vô vàn khó khăn của người dân Haiti sau khi cơn bão Hanna đổ bộ vào nước này hồi năm 2008. Những bức ảnh đen trắng càng khắc họa ấn tượng hơn những bi kịch trong cuộc sống của người dân Haiti vốn đã nghèo đói.


    Đây là một bức trong bộ ảnh “Sau cơn bão” của Patrick Farrell. Bức ảnh chụp lại một cậu bé mình trần đang cố gắng giữ lại một “tài sản” mà cậu vừa tìm thấy - một chiếc xe đẩy trẻ em. Bộ ảnh “Sau cơn bão” đã giúp Patrick Farrell nhận giải Pulitzer.

    10. Bức ảnh “Trái tim sư tử” của nhiếp ảnh gia Deanne Fitzmaurice chụp năm 2005

    Nhiếp ảnh gia báo chí Deanne Fitzmaurice đã nhận được giải Pulitzer 2005 cho bộ ảnh “Phẫu thuật trái tim sư tử”. Bộ ảnh kể câu chuyện về cậu bé 9 tuổi người Iraq đã bị thương rất nặng sau một vụ nổ bom ở thời kỳ diễn ra cuộc Chiến tranh Iraq.


    Cậu bé đã được các bác sĩ tích cực chữa trị và phải trải qua hàng chục ca phẫu thuật mà trong đó, ranh giới sinh tử rất mong manh. Tuy vậy, sự dũng cảm, kiên cường, không đầu hàng số phận và tử thần ở cậu bé, sự sống mong manh nhưng bền bỉ tồn tại trong con người cậu, để sống sót vượt qua hết ca phẫu thuật này đến ca phẫu thuật khác, đã đưa lại cho cậu một biệt danh - Saleh Khalaf, “trái tim sư tử”.

    11. Bức ảnh “Cô bé Samar Hassan” thực hiện năm 2005 bởi nhiếp ảnh gia Chris Hondros

    Một gia đình người Iraq đang ngồi trong xe hơi, khi đi qua trạm kiểm soát, người chồng, người cha của gia đình không hiểu vì lý do gì đã không thể kịp thời dừng xe lại để binh lính Mỹ kiểm tra, ngay lập tức, binh lính nã súng vào xe.

    Hóa ra, những người ngồi trong xe chỉ là một gia đình thường dân không có gì nguy hại, nhưng vì một sơ xuất, cặp vợ chồng đã bị chết, để lại 6 người con, trong đó có cô con gái 5 tuổi Samar Hassan người dính đầy máu của cha mẹ, đang gào khóc vì hoảng sợ.


    Từ đây, Samar và 5 người anh chị em khác trở thành những đứa trẻ mồ côi. Một người anh trai của cô bé đã bị thương nặng trong vụ việc. Bức ảnh đã đoạt giải nhì tại giải Ảnh Báo chí Thế giới năm 2005 ở hạng mục Ảnh tiêu điểm.

    12. Bức ảnh bàn tay của thai nhi 21 tuần tuổi thò ra ngoài để nắm tay của bác sĩ

    Được chụp bởi Michael Clancy trong cuộc phẫu thuật nứt đốt sống (Spina Bifida Operation). Nhiếp ảnh gia đã rất sốc khi tận mắt chứng khiến những gì xảy ra trên bàn mổ. Tại đây, bàn tay của thai nhi 21 tuần tuổi đã thò ra ngoài chỉ để nắm chặt ngón tay của bác sĩ phụ trách. Tấm hình này đã và đang được sử dụng để tuyên truyền chống nạn phá thai.


    13. Bức ảnh chụp cậu bé người Syria mất cha do nhiếp ảnh gia Rodrigo Abd thực hiện năm 2012

    Bức ảnh chụp cậu bé người Syria đang khóc thương thảm thiết trong lễ tang của cha cậu - ông Abdulaziz Abu Ahmed Khrer. Cha của cậu bé đã bị chết vì trúng đạn của một lính bắn tỉa. Bức ảnh nằm trong bộ 20 bức ảnh do nhóm nhiếp ảnh gia của hãng tin AP thực hiện.


    [poll3]802[/poll3]

    Tổng hợp

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-buc-anh-khien-nguoi-khoc-ke-rung-minh-a178501.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan