Cũng giống như ngủ ngáy, nghiến răng phản ánh tình trạng sức khỏe của con người, là biểu hiện của cơ thể bị rối loạn vận động trong giấc ngủ.
Có rất nhiều người mắc phải chứng nghiến răng khi ngủ, hiện tượng này không chỉ gây phiền phức, khó chịu cho người ngủ cùng mà còn khiến cho răng và hàm của người bệnh có thể bị tổn thương. Nghiến răng để lại nhiều tác hại lớn về lâu dài như: đau răng, ảnh hưởng xấu tới men răng, đau khớp hàng, rối loạn thái dương hàm...
Nghiến răng là tình trạng cắn chặt răng khi ngủ, liên quan đến sự rối loạn vận động trong giấc ngủ. Nói một cách cụ thể hơn, người bị nghiến răng khi ngủ hai hàm răng sẽ bị ghì và siết lại, nghiến chặt lấy nhau để tạo nên áp lực lên răng, khi lực nghiến mạnh có thể tạo ra âm thanh ken két nghe rất khó chịu. Người bị nghiến răng khi ngủ còn có thể mắc thêm những hiện tượng khác như ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ.
Có nhiều người gặp vấn đề nghiến răng khi ngủ. (Ảnh minh họa: Rochesteradvanced. |
Các dấu hiệu nhận biết của chứng nghiến răng khi ngủ là: Có cảm giác đau tai, răng bị sứt mẻ, mòn nứt hoặc lung lay, cơ hàm kém linh hoạt, mỏi hàm, hàm bị chặt khó khăn khi mở ra đóng lại, đau hoặc đau nhức hàm, cổ hoặc mặt, răng đau và nhạy cảm hơn với đồ ăn, đau đầu ê ẩm, có cảm giác đau tai, biến dạng khuôn mặt, hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm.
Chúng nghiến răng khi ngủ được tạo nên bởi các yếu tố tâm lý, vật lý và di truyền. Nguyên nhân của triệu chứng do: Qúa tập trung vào việc gì đó khiến cơ thể rơi vào trạng thái hồi hộp. Một số người do áp lực công việc hay đang tập trung suy nghĩ việc gì trước khi đi ngủ nên sẽ dân đến tình trạng nghiến răng, ức chế thần kinh. Do tuổi tác, trẻ nhỏ thường dễ mắc hiện tượng nghiến răng hơn là ở người lớn. Tính cách cũng là một trong các nguyên nhân, mốt số người có tính cách mạnh mẽ, hay nóng giận, dễ kích động sẽ rơi vào triệu chứng này.
Nếu mắc phải triệu chứng nghiến răng khi ngủ trong thời gian dài, bạn cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. Cần bổ sung canxi để khắc phục tình trạng này. Người bị rối loạn nội tiết sẽ bị ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Khi đó, nguy cơ nghiến răng cao lên. Nghiến răng có liên quan đến các bệnh lý: Rối loạn tâm thần, mất trí nhớ, động kinh, khủng hoảng, trào ngược dạ dày...
Nghiến răng khiến cơ hàm bị tổn thương. (Ảnh minh họa: Leilahariridental) |
Trước tiên, để khắc phục chứng nghiến răng, bản thân phải tập luyện rèn luyện tốt. Thứ nhất, cần duy trì trạng thái, cảm xúc tích cực, tránh âu lo, căng thẳng, mệt mỏi, áp lực. Trước khi đi ngủ hãy dành ít thời gian thư giãn như: Mát xa, nghe nhạc sẽ giúp có một giấc ngủ sâu. Thứ hai, hãy thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt. Cần hạn chế tối đa sử dụng thức uống có cafein và cồn, đồng thời xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, lưu ý bổ sung canxi. Bỏ thói quen nhai: Kẹo cao su, đầu bút... sẽ dần dần loại bỏ được chứng nghiến răng.
Nếu bạn đã áp dụng các cách trên mà không hiệu quả thì hãy tới bác sĩ nha khoa để được tư vấn và thăm khám. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn điều chỉnh tư thế miệng và hàm phù hợp. Người bệnh sẽ được sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm khi ngủ để bảo vệ hàm răng, giữ răng tách nhau ra, tránh gây tổn thương. Nếu việc đeo máng chống nghiến răng khi ngủ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu thì có thể sử dụng biện pháp chỉnh nha để sửa chữa những hư hỏng trên răng.
Có rất nhiều người mắc phải triệu chứng nghiến răng khi ngủ nhưng họ cho là điều bình thường, không quá lưu tâm. Tuy nhiên, triệu chứng này đang phản ánh tình trạng sức khỏe, nếu diễn ra trong thời gian dài là mối nguy hại lớn. Vì vậy, nếu rơi vào tình trạng trên, hãy nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để có phương pháp khắc phục hiệu quả.