+Aa-
    Zalo

    Những bài thuốc dân gian trị táo bón đơn giản tại nhà

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Táo bón là một hội chứng dễ mắc phải, gặp ở tới 28.7% dân số Việt Nam. Việc điều trị táo bón cũng là một vấn đề nan giải mà nhiều người quan tâm.

    Táo bón là một hội chứng dễ mắc phải, gặp ở tới 28.7% dân số Việt Nam. Việc điều trị táo bón cũng là một vấn đề nan giải mà nhiều người quan tâm. Tuy nhiên để giải quyết táo bón không nhất thiết phải dùng đến thuốc Tây. Với sự kiên trì, kết hợp chặt chẽ với việc thay đổi lối sống sinh hoạt, người bị táo bón hoàn toàn có thể áp dụng ngay 6 bài thuốc dân gian sau để trị dứt điểm táo bón một cách an toàn, hiệu quả.

    1. Bài thuốc từ vừng đen

    Hạt vừng có vị ngọt béo, tính bình, có tác dụng nhuận tràng, dưỡng huyết, bổ ngũ tạng thường được dùng để chữa táo bón. Đối với trường hợp táo bón kéo dài, có thể áp dụng bài thuốc từ vừng đen sau cũng rất hiệu quả. Vừng đen 20g, sinh địa, huyền sâm, mạch môn, sa sâm mỗi vị 16g, thạch hộc 12g, mật ong vừa đủ làm thành viên, mỗi ngày uống từ 10 – 20g. Có thể dùng thuốc sắc liều thích hợp. Trong trường hợp không có điều kiện áp dụng bài thuốc này, bạn đọc có thể đưa vừng đen vào thực đơn hàng ngày, vừa tốt cho hệ tiêu hóa, vừa giúp làm giảm táo bón.

    2. Bài thuốc từ lô hội

    Nhắc đến lô hội chắc hẳn ai cũng kể đến công dụng làm đẹp, dưỡng da, giải khát rất tốt. Nhưng liệu bạn có biết lô hội còn là một vị thuốc trị táo bón khá hiệu quả. Lô hội có vị đắng, tính hàn, quy vào bốn kinh là can, tỳ, vị, đại tràng, có tác dụng thanh nhiệt, làm mát gan, thông đại tiện, nhuẩn tẩy. Lô hội thường được dùng để trị táo bón cấp tính với liều cần thiết nhỏ nhất để làm mềm phân, Liều nhuận tràng cho người lớn và trẻ em trên 10 tuổi là 0.04 - 0.11g dịch ép khô lá lô hội hoặc uống 0.1g vào buổi chiều.

    Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số trường hợp không nên dùng lô hội để trị táo bón như sau: tắc hoặc hẹp ruột, mất trương lực, mất nước, mất điện giải nặng, điều trị táo bón mạn tính, viêm ruột thừa, viêm ruột kết loét, hội chứng ruột kích thích. Người bị táo bón cũng không nên dùng lô hội làm thuốc nhuận tràng trong thời gian dài.

    3. Bài thuốc từ khoai lang (hồng thự)

    Khoai lang có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ và nhuận tràng, không những được dùng làm rau ăn hàng ngày mà còn được coi là thảo dược chuyên chữa táo bón, đại tiện khó khăn. Để nhuận tràng thông đại tiện, người ta có thể dùng cả củ và lá khoai lang. Cách làm như sau:

    Khoai lang sống một củ rửa sạch, gọt vỏ, giã nhỏ, chế với nước chín, khuấy đều, uống một bát vào sáng sớm. Sau vài giờ nếu vẫn chưa đại tiện được thì uống thêm, có thể dùng vài ngày cho đến khi hết táo bón.

    Hoặc đơn giản có thể dùng 60 – 100g lá tươi hoặc 30-40g lá khô, sắc uống.

    4. Bài thuốc từ rau má

    Rau má đã quá quen thuộc trong mâm cơm mỗi gia đình, đặc biệt khi đến dịp hè. Rau má có vị ngọt đắng, tính mát, ngoài tác dụng thanh nhiệt giải độc, trị mụn nhọt lở ngứa, nó còn hỗ trợ tốt trong việc điều trị táo bón. Đơn giản nhất, bạn đọc chỉ cần làm sinh tố rau má uống mỗi ngày đã có thể giúp tình trạng táo bón chuyển biến tốt hơn. Để hiệu quả hơn, người bị táo bón có thể áp dụng bài thuốc trị táo bón từ rau má ngay tại nhà như sau. Vừng đen, đậu đen, nước rau má, nước rau ngót, lá chút chít, mật ong, huyền sâm, sinh địa, hạt muồng sống mỗi vị từ 4 – 6g sắc uống.

    5. Bài thuốc từ đương quy

    Đương quy là một bài thuốc quý được sử dụng rất thường xuyên trong các bài thuốc cổ truyền. Loại dược liệu này có vị ngọt, hơi đắng cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, dưỡng gân, tiêu sưng, nhuận tràng. Để trị huyết nhiệt táo bón, người ta đã kết hợp đương quy với một số vị thuốc khác thành nhuận táo thang. Đương quy, thục địa, đại hoàng, cam thảo, đào nhân mỗi vị 4g, sinh địa 3g, thăng ma 3g, hồng hoa 1g. Sắc uống.

    6. Bài thuốc từ rau diếp cá

    Diếp cá được trồng rất phổ biến ở nước ta, chuyên làm rau ăn và làm thuốc. Loại rau này có vị chua cay, mùi tanh, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng; được coi như “thần dược” trị bệnh trĩ và táo bón… Để trị táo bón, có thể sao khô lấy 10g rau diếp cá, hãm với nước sôi khoảng 10 phút, uống thay trà hàng ngày. Ngoài ra, người ta cũng thường đưa diếp cá vào thực đơn hàng ngày dưới dạng rau ăn, hỗ trợ rất tốt cho trường hợp bị táo bón và trĩ.

    Để đơn giản hơn, bạn đọc cũng có thể phòng ngừa và giảm táo bón chỉ bằng cách dùng viên uống Diếp cá vương  theo đúng lộ trình.

    Diếp cá vương với sự kết hợp của 12 thành phần như: Diếp cá, Hồng thự, Đương quy, Yến bạch, Muống biển, Phong khương, Hoàng bá, Hoàng đằng, Nghệ, Sa sàng tử, Bạch thược, Phục linh  giúp thanh nhiệt giải độc, tăng cường chức năng đường tiêu hóa, giúp làm giảm táo bón và cải thiện các triệu chứng của trĩ.

    Số hotline: 097 478 9199

    Website: Diepcavuong.com

    Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

    Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

    P.Q 
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-bai-thuoc-dan-gian-tri-tao-bon-don-gian-tai-nha-a230215.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Cách giúp trẻ giảm táo bón hiệu quả

    Cách giúp trẻ giảm táo bón hiệu quả

    Trẻ bị táo bón ngồi bô hàng giờ mà vẫn không đại tiện được, mặt nhăn nhó, hay đau bụng và biếng ăn, thể trạng còi, thậm chí có lúc chảy máu hậu môn.

    8 nguyên nhân chính khiến bạn bị táo bón

    8 nguyên nhân chính khiến bạn bị táo bón

    Bạn có chắc tại sao mình bị táo bón không? Đôi khi ta cứ vô tình mắc phải những sai lầm mà chính những điều đó đang là nguyên nhân khiến bạn bị táo bón nặng hơn.