+Aa-
    Zalo

    Nhớ về hạt dẻ Trùng Khánh - Cao Bằng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nhắc đến mảnh đất Trùng Khánh, ngoài những điểm đến thú vị thì người ta còn nhớ đến hương vị thơm bùi của hạt dẻ Trùng Khánh. Chúng tôi đã có chuyến công tác tới đây vào những ngày cuối thu của năm 2022, được tản bộ dưới những tán cây dẻ đung đưa theo làn gió, trải thảm dưới chân là hạt dẻ chín rụng vơi đầy. Giờ đây khi về Hà Nội, dưới tiết trời giá lạnh của mùa đông, cầm nắm hạt dẻ thơm hương nóng hổi như sưởi ấm phần nào nỗi nhớ vùng cao.

     

    Trùng Khánh là huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm thị xã 62 km theo đường tỉnh lộ 206. Nhờ điều kiện không khí mát lành cùng thổ nhưỡng trời ban mà cây hạt dẻ đã trở thành sản vật quý duy chỉ có mảnh đất vùng cao Trùng Khánh. 

    file20230116155208hoa lan 100055704still010
    Điều kiện không khí mát lành cùng thổ nhưỡng thuật lợi để cây hạt dẻ phát triển tại mảnh đất Trùng Khánh - Cao Bằng

    Hạt dẻ ở Trùng Khánh có một vị rất đặc biệt mà không phải ở bất kì đâu cũng có được. Bởi vậy mà giống hạt dẻ Cao Bằng nếu mang đi nơi khác trồng, sẽ cho mùi vị hoàn toàn khác lạ, do đất ở Trùng Khánh thường màu mỡ và rất phù hợp để gieo trồng hạt dẻ. Nơi trồng hạt dẻ Trùng Khánh Cao Bằng nhiều nhất có lẽ chính là ở vùng sát biên giới Quảng Tây, Trung Quốc.

    So với những nơi khác thì hạt dẻ ở Trùng Khánh Cao Bằng thường có một lớp vỏ cứng, dày và nhiều gai bên ngoài giống như quả chôm chôm. Khi tách phần vỏ bên ngoài ra bạn sẽ thấy mỗi quả chứa khoảng 3-4 hạt. 

    file20230116155208hoa lan 100063121still009
    Hạt dẻ ở Trùng Khánh Cao Bằng thường có một lớp vỏ cứng, dày và nhiều gai bên ngoài giống như quả chôm chôm.

    Hạt dẻ Cao Bằng thường khá to, thậm chí hạt nhỏ nhất cũng sẽ to bằng đầu ngón chân cái. Phần vỏ nâu bên ngoài rất cứng nên khi luộc nhiều người thường cẩn thận khía vài đường trên vỏ hạt. Sau khi đem luộc chín, công đoạn quan trọng nhất có lẽ chính là đem rang cùng với cát để hạt chín đều và không bị cháy. Sau đó hạt dẻ có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau.

    Hạt dẻ ở Trùng Khánh thường chỉ xuất hiện vào mùa thu, cụ thể là khoảng tháng 8 và tháng 9 âm lịch hàng năm. Vào thời điểm này hạt dẻ xù lông và bắt đầu rụng xuống, lúc này người dân sẽ lập tức đem về và chế biến ngay bởi khi hạt dẻ đã chín mà để lâu thì sẽ bị thâm và có mùi rất khó ngửi.

    file20230116155208hoa lan 100063721still008
    Hạt dẻ Cao Bằng thường khá to, thậm chí hạt nhỏ nhất cũng sẽ to bằng đầu ngón chân cái

    Khách du lịch đến Cao Bằng thường tìm mua cho bằng được loại hạt dẻ Trùng Khánh theo mùa để làm quà. Với giá bán chỉ mấy chục ngàn đồng một kilogram. Đây thật sự là món quà đáng giá cho những người miền xuôi đam mê đặc sản núi rừng. Ăn hạt dẻ không giống như ăn ngô, ăn lạc mà từ tốn, khoan thai. Nhẹ nhàng cắn tách lớp vỏ bên ngoài lấy phần thịt hạt màu vàng nâu đưa vào miệng, chậm rãi nhai đều để cảm nhận vị ngọt bùi tan dần nơi cuống họng. Cũng giống như người Hà Nội ăn cốm biết thu về, người Trùng Khánh, Cao Bằng ăn dẻ thưởng thức thu quê.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nho-ve-hat-de-trung-khanh-cao-bang-a564308.html
    Làm miến dong Phia Đén, Cao Bằng có khó không?

    Làm miến dong Phia Đén, Cao Bằng có khó không?

    Theo người dân tại đây, quá trình làm miến dong tương đối cầu kỳ. Nguyên liệu chính và quan trọng nhất là củ dong riềng được trồng tại đây mới đem lại chất ngọt đặc trưng của loại miến đến từ vùng này.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Làm miến dong Phia Đén, Cao Bằng có khó không?

    Làm miến dong Phia Đén, Cao Bằng có khó không?

    Theo người dân tại đây, quá trình làm miến dong tương đối cầu kỳ. Nguyên liệu chính và quan trọng nhất là củ dong riềng được trồng tại đây mới đem lại chất ngọt đặc trưng của loại miến đến từ vùng này.

    Cách người ta làm giấy bản ở Cao Bằng

    Cách người ta làm giấy bản ở Cao Bằng

    Ngày xưa khi chưa có những tờ giấy trắng tinh như hiện nay, người ta dùng giấy gì? Người làm giấy bản hiện còn là một nghề lưu truyền ở tỉnh Cao Bằng, trong đó có thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng.

    Tết đến về Phia Thắp để xem cách làm hương 

    Tết đến về Phia Thắp để xem cách làm hương 

    Hàng năm, cứ dịp cận Tết Nguyên đán, bà con người Nùng ở xóm Phia Thắp (xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng) dọn sạch gốc rạ, phơi hương ra ruộng chuẩn bị cho vụ hương lớn nhất trong năm.