(ĐSPL) - Chị Phương Thanh (Bắc Ninh) vừa đặt mua 5 kg, cho biết: "Tôi từng được thưởng thức quả này trong một chuyến công tác dài ngày ở Lào Cai. Nho rừng chín ăn có vị gần giống nho thường nhưng thơm hơn, còn loại quả xanh kho cá cũng rất ngon".
Tin tức báo Tri thức trực tuyến đăng tải, nho rừng (hay còn gọi là quả giác) có vị chua ngọt, quả nhỏ,đang được nhiều khách hàng tò mò đặt mua, với giá 50.000 đồng/kg. Loại quả này đang có phổ biến tại Lào Cai, được bán 40.000 đồng/kg tại các chợ. Trên mạng Internet, nho rừng cũng được nhiều người chào bán, với giá 50.000 đồng/kg.
Anh Trường, một người đang bán loại quả này trên chợ mạng, cho biết, tại Lào Cai, cây nho mọc tự nhiên ở bìa rừng, đến mùa, người dân sẽ thu hái về bán lại cho các điểm thu mua. Quả nho tròn, tím sẫm và hơi dẹp, bé chỉ bằng đầu ngón tay út.
Theo anh Trường, quả này có thể dùng tráng miệng, ngâm rượu, làm rượu vang hoặc kho cá, nấu canh chua bằng quả xanh rất ngon. Cũng vì vậy mà vừa mới chào bán chưa đầy một ngày, anh đã nhận được 9 đơn hàng, lên tới gần 20 kg.
Do đặc thù quả chín mọng, khó bảo quản (thường để được 2-3 ngày) nên anh chỉ nhận đơn hàng gần. "Có một số khách ở Vinh (Nghệ An), Đà Lạt (Lâm Đồng), Đà Nẵng đặt mua, nhưng tôi từ chối, vì nho vận chuyển xa rất dễ bị hỏng và lên men", anh Trường cho hay.
Chị Phương Thanh (Bắc Ninh) vừa đặt mua 5 kg, cho biết: "Tôi từng được thưởng thức quả này trong một chuyến công tác dài ngày ở Lào Cai. Nho rừng chín ăn có vị gần giống nho thường nhưng thơm hơn, còn loại quả xanh kho cá cũng rất ngon".
Chị Thanh Mai, quê ở Cà Mau (hiện đang sống ở Hà Nội), cũng đặt mua 3 kg về chế biến món ăn cho gia đình. Chị cho biết, nho rừng, còn gọi quả giác, ăn chín hay chế biến món ăn từ quả non đều được. Loại này còn có tác dụng giảm cân nên rất được lòng chị em phụ nữ.
Báo Dân Việt thông tin, thực chất nho rừng rất quen thuộc với người dân miền Tây. Loại cây dây leo này mọc hoang rất nhiều ở các khu rừng của vùng Tây Nam Bộ. Cây mọc rất khỏe, sinh trưởng phát triển tốt. Dù chỉ 1 khúc rễ ngắn nó vẫn có thể sinh tồn.
Trái nho rừng có vị chua chát, càng lớn vị thay đổi từ chua thanh đến chua ngọt, chất nhờn của trái gây ngứa nên không ăn được. Nhưng trí tuệ dân gian thật tuyệt vời khi họ đã sáng tạo ra cách dùng trái nho rừng để kho cá hay nấu canh chua, tạo nên những món ăn đặc trưng miền sông nước.
Cá rô cũng làm sạch, để ráo. Rau dùng để nấu canh chua thường là những ngọn rau muống đồng mọc hoang ngoài bờ ruộng, vườn tạp. Chuẩn bị xong, bắc nồi nước lên nấu cho thật sôi rồi thả trái nho rừng vào nấu đến khi trái mềm rệu rã thì lược lấy trái cho ra tô. Sau đó, cho một ít nước sôi vào tô, dầm vừa tay cho trái nho rừng nhuyễn từ từ, cho thêm một ít nước sôi nữa hòa vào phần đã dầm để lọc lấy nước trút lại vào nồi canh đang nấu.
Lược nước chua xong là cho cá rô vào nồi. Trong lúc này, người ta sẽ nêm nếm cho nồi canh vừa ăn với các gia vị: ớt, bột ngọt, nước mắm và ít đường. Đợi cá chín, cho tiếp rau vào. Nồi canh vừa ăn, cá và rau chín đều thì nhấc nồi xuống. Rau ngò om được rửa sạch và cắt nhỏ sẽ cho vào nồi canh sau cùng, để mùi thơm của rau dậy hơn. Vậy là có nồi canh chua ngon như ý.
PV(Tổng hợp)
[mecloud]E7RjdkEx2F[/mecloud]