Với công nghệ MultiBac, thời gian nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng cúm gia cầm và bệnh dại được rút ngắn hơn nhiều so với trước đây.
Các nhà khoa học về vắc xin hàng đầu thế giới đến từ Đại học Bristol, Anh Quốc hiện đã có buổi làm việc với VABIOTECH, Bộ Y tế để chia sẻ kiến thức mang tính đột phá giúp ngăn ngừa bùng phát mới dịch cúm gia cầm và bệnh dại trên thế giới.
Nhờ công nghệ mới, Việt Nam có thể rút ngắn thời gian sản xuất vắc xin phòng cúm gia cầm và bệnh dại. Ảnh minh họa |
Giáo sư Imre Berger - Giám đốc Trung tâm Vi Sinh vật học, đại Đại học Bristol (Anh) cho hay," Các nước đang phát triển nhanh chóng như Việt Nam, có một khả năng to lớn sản xuất được vắc xin để đáp ứng nhu cầu trong nước trong khi điều này trước đây đã bị cản trở do khó khăn trong việc tiếp cận với những công nghệ tiên tiến về vắc xin như chúng tôi hiện đang nắm giữ tại nước Anh. Mục đích của chúng tôi khi làm việc với VABIOTECH là chia sẻ kiến thức nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc phát triển vắc-xin thế hệ mới đặc thù cho Việt Nam.”
Các nhà khoa học từ VABIOTECH đang tham gia chương trình đào tạo của Giáo sư Berger và nhóm làm việc của ông đối với MultiBac, một công nghệ sản xuất tái tổ hợp hiệu năng cao do nhóm của Giáo sư Berger tiên phong thiết lập.
MultiBac đặc biệt thích hợp cho sản xuất vắc xin mới với sản lượng lớn trên các tế bào côn trùng có thể dễ dàng nuôi cấy với chi phí thấp. |
MultiBac đặc biệt thích hợp cho sản xuất vắc xin mới với sản lượng lớn trên các tế bào côn trùng có thể dễ dàng nuôi cấy với chi phí thấp. Mục tiêu là nắm vững kỹ thuật MultiBac và triển khai công nghệ này trên hệ thống lên men sinh học quy mô lớn tại Việt Nam.
“VABIOTECH đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng MultiBac để sản xuất vắc xin phòng cúm gia cầm. Như chúng ta đều biết, từ vài năm trước đây, bắt đầu tại Việt Nam, dịch cúm gia cầm đã nhanh chóng bùng phát ra toàn thế giới đe doạ sức khoẻ con người“, Giáo sư Berger lý giải. “Trong khi vẫn còn tiềm tàng các mối đe dọa của cúm gia cầm tại Việt Nam, thì việc triển khai một loại vắc xin phù hợp có thể giúp ngăn ngừa đại dịch trong tương lai.”
Với công nghệ mới này, thời gian nghiên cứu, sản xuất vắc xin được rút ngắn hơn nhiều so với trước đây.
Còn Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch của VABIOTECH cho biết: “Là nhà sản xuất vắc xin hàng đầu tại Việt Nam, mục tiêu của chúng tôi là ngăn chặn, loại trừ và dần thanh toán các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Với công nghệ mới này sẽ giúp giảm giá thành vắc xin".
Hợp tác với VABIOTECH, Giáo sư Berger đang hướng tới mục tiêu sử dụng MultiBac để sản xuất vắc xin phòng cúm đại dịch (cúm gia cầm), phòng ngừa bệnh dại và các căn nguyên gây bệnh khác.
Vũ Đậu(T/h)