+Aa-
    Zalo

    NHNN có thể giảm tiếp lãi suất điều hành để hỗ trợ các ngân hàng thương mại

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Để hỗ trợ các ngân hàng thương mại thực hiện định hướng giảm lãi suất, rất có thể NHNN sẽ giảm tiếp lãi suất điều hành trong thời gian tới.

    Để hỗ trợ các ngân hàng thương mại thực hiện định hướng giảm lãi suất, rất có thể NHNN sẽ giảm tiếp lãi suất điều hành trong thời gian tới.

    Trung tâm phân tích CTCP Chứng khoán SSI - SSI Research vừa có báo cáo thị trường tiền tệ tuần 6/4-10/4. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục bơm ròng 4.700 tỷ đồng thông qua mua kỳ hạn (OMO) 14 ngày, lãi suất 3,5%/năm. Kênh tín phiếu không phát sinh giao dịch mới, số dư giữ nguyên ở mức 147.000 tỷ đồng.

    NHNN có thể giảm tiếp lãi suất điều hành. Ảnh minh họa

    Sau 2 tuần bơm ròng liên tục 25.500 tỷ đồng qua kênh OMO, thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã bình ổn trở lại, lãi suất trên liên ngân hàng nhanh chóng hạ nhiệt. Lãi suất qua đêm chốt tuần ở mức 2,13%/năm (giảm 119 điểm cơ bản) và 2,38% (giảm 106 điểm cơ bản) với kỳ hạn 1 tuần.

    Các ngân hàng thương mại đều đã thực hiện giảm lãi suất cho vay từ 0,5%-2%/năm với cả các khoản vay mới và các khoản vay hiện hữu. Từ đầu năm đến nay, lãi suất huy động cũng giảm nhưng tốc độ giảm chậm hơn lãi suất cho vay, chỉ khoảng 30-50 điểm cơ bản. Tuy vậy, xu hướng giảm lãi suất tiền gửi đã bắt đầu từ cuối tháng 10/2019, tính chung đã giảm 50-100 điểm cơ bản trong vòng 5 tháng qua.

    NHNN ước tính có khoảng 2 triệu tỷ dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tương đương 23% tổng dư nợ. Để hỗ trợ các NHTM thực hiện định hướng giảm lãi suất, rất có thể NHNN sẽ giảm tiếp lãi suất điều hành trong thời gian tới.

    Trong năm 2020, NHNN dự kiến tín dụng tăng thêm cho nền kinh tế là từ 900.000 tỷ đồng đến 1,1 triệu tỷ đồng, tức là mức tăng trưởng từ 11-14% so với đầu năm.

    Theo số liệu của IMF tháng 1/2020, lãi vay của Việt Nam hiện ở mức 7,7&/năm và tương đương với mức cho vay của Philippines, thấp hơn một số nước trong khu vực như Indonessia (10,08%), Mông Cổ (16,81%), Bangladesh (9,66%).

    Còn theo số liệu được NHNN công bố, tính đến thời điểm hiện tại dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã đạt mức kỷ lục: 84 tỷ USD. Như vậy, so với cuối năm 2019, NHNN đã mua thêm 4 tỷ USD ngoại hối dự trữ trong 3 tháng đầu năm. Đây là điều bất ngờ vì từ đầu năm đến nay, USD trên thế giới biến động rất mạnh nhưng NHNN không chỉ chưa phải tung dự trữ ngoại hối ra can thiệp, thậm chí còn mua vào nhưng tỷ giá trong nước cũng chỉ biến động 1,3-1,5%. Trong khi đó, nhiều đồng nội tệ các quốc gia trên thế giới những tháng đầu năm nay phải điều chỉnh tới 5-7%.

    Trong thời gian tới, NHNN khẳng định sẽ tiếp tục tập trung điều hành chính sách chủ động, linh hoạt hơn nữa để tạo nền tảng kinh tế vĩ mô tốt, bởi đây chính là yếu tố then chốt để tăng sức chống chịu của nền kinh tế. Đây cũng là nền tảng then chốt để nền kinh tế có thể phục hồi mạnh hơn sau dịch bệnh.

    Vũ Đậu(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhnn-co-the-giam-tiep-lai-suat-dieu-hanh-de-ho-tro-cac-ngan-hang-thuong-mai-a319533.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan