+Aa-
    Zalo

    Nhìn lại gần 7 thập kỷ quan hệ ngoại giao Mỹ - Triều Tiên qua ảnh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Mối quan hệ ngoại giao Mỹ - Triều Tiên đã có nhiều thăng trầm trong lịch sử cận đại và hiện đại.

    Mối quan hệ ngoại giao Mỹ - Triều Tiên đã có nhiều thăng trầm trong lịch sử cận đại và hiện đại.

    Ngày 12/6 tới, ông Donald Trump sẽ trở thành tổng thống Mỹ tại nhiệm đầu tiên gặp gỡ chính thức với một nhà lãnh đạo Triều Tiên trong một nỗ lực chấm dứt tình trạng xung đột qua gần 7 thập kỷ của 2 quốc gia cũng như nguy cơ vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.

    Cùng điểm lại những sự kiện đáng nhớ trong lịch sử quan hệ ngoại giao của một siêu cường và một quốc gia nhỏ bé đã chịu lệnh cấm vận hàng chục năm qua chùm ảnh dưới đây của Bloomberg.

    1. Quân đội Mỹ diễu hành vào thủ đô Seoul tháng 9/1945. Sau khi Nhật đầu hàng, Liên Xô tiến vào Hàn Quốc từ phía bắc và Mỹ đã chuyển quân vào miền nam. Đến năm 1948, hai chính phủ Hàn Quốc và Triều Tiên từng cố gắng thống nhất đất nước với quốc kỳ của mình.

    2. Một lính thủy đánh bộ Mỹ cắm quốc kỳ nước này tại lãnh sự quán Mỹ ở Seoul vào tháng 9/1950, sau khi quân đội miền Bắc tấn công. 15 quốc gia khác đã tham gia chiến dịch phản công của Liên Hiệp Quốc do Tướng Douglas MacArthur chỉ huy.

    3. Quân đội Trung Quốc di chuyển dọc sông Yalu vào Triều Tiên tháng 10/1950 - thời điểm quyết định của cuộc xung đột. Liên minh cộng sản đã đẩy lùi quân Liên Hiệp Quốc về phía nam vĩ tuyến 38 và Seoul đã trải qua 4 lực lượng kiểm soát khác nhau.

    4. Nhà lãnh đạo tối cao đầu tiên của Triều Tiên, ông Kim Il-sung (ngoài cùng bên phải) gặp gỡ các cố vấn Nga vào tháng 11/1950. Liên Xô quyết định tránh xung đột trực tiếp với quân đội Liên Hiệp Quốc bằng cách chọn vai trò cố vấn.

    5. Các sĩ quan Mỹ và Triều Tiên trong một cuộc đàm phán ngừng bắn tại làng biên giới Bàn Môn Điếm vào tháng 11/1951. Các cuộc đàm phán kéo dài cho đến năm 1953. Việc trao trả tù nhân là sự kiện tích cực sau nhiều năm chiến tranh. Một số tù nhân đã từ chối trở về cố quốc.

    6. Tổng thống Mỹ Eisenhower (ngoài cùng bên trái) ăn trưa với binh lính Mỹ trên tuyến đầu vào tháng 11/1952. Trước chiến dịch, ông Eisenhower đã chỉ trích gay gắt sự bất lực của người tiền nhiệm Harry Truman trong việc chấm dứt chiến tranh và cam kết sẽ đích thân đốc thúc.

    7. Một viên chức liên lạc của Mỹ (bên phải) tranh luận với một người đồng nhiệm Triều Tiên vào tháng 4/1953 tại Bàn Môn Điếm trong các cuộc đàm phán đình chiến.

    8. Tướng W. K. Harrison Jr. (bên trái) và Lãnh đạo Kim Nam-il (bên phải) ký kết thỏa thuận đình chiến ba năm vào tháng 7/1953. Hàn Quốc đã từ chối tham gia sự kiện này.

    9. Những người lính Mỹ gặp gỡ lực lượng Quân đội Nhân dân Triều Tiên tại một buổi lễ kỷ niệm sau khi ký kết hợp đồng đình chiến. Thỏa thuận ngừng bắn đã thiết lập khu vực phi quân sự (DMZ) kéo dài 4km dọc biên giới Hàn Quốc – Triều Tiên.

    10. Phó Tổng thống Richard Nixon thăm một doanh trại Mỹ gần DMZ vào tháng 11/1953. Một trong những nhiệm vụ chính của ông là thuyết phục Tổng thống Hàn Quốc Rhee Syng-man tái gây chiến nhằm thống nhất hai miền trên bán đảo Triều Tiên.

    11. Các phi công trên máy bay gián điệp USS Pueblo chuẩn bị trở về Mỹ vào tháng 12/1968 sau 11 tháng bị giam tại Triều Tiên. Đến nay, đây vẫn là một trong những vấn đề nhạy cảm giữa hai nước khi Triều Tiên cáo buộc Mỹ đã gửi gián điệp tới thăm dò nhưng phía Washington cho rằng Bình Nhưỡng đã giam giữ trái phép đoàn nghiên cứu địa chất của họ.

    12. Xung đột quân sự xảy ra vào tháng 8/1976 - khi những người lính Triều Tiên dùng rìu giết chết hai sĩ quan Mỹ được cử vào khu phi quân sự để đốn một cây dương. Ông Moon Jae-in, Tổng thống đương nhiệm của Hàn Quốc là một trong những người lính đã có mặt tại sự kiện quan trọng này.

    13. Tổng thống Mỹ Ronald Reagan quan sát các vị trí đồn trú của lực lượng Triều Tiên từ đài quan sát của Mỹ tại DMZ vào tháng 11/1983. “Bạn đang đối mặt với một kẻ thù trang bị vũ khí hạng nặng, không thể lường trước và luôn sẵn sàng tấn công”, ông Reagan nói với lực lượng tại đây.

    14. Tổng thống Mỹ Bill Clinton kiểm tra cầu “Không Quay đầu” giữa Triều Tiên và Hàn Quốc vào tháng 7/1993. Vào thời điểm này, ông Clinton từng khẳng định nếu Triều Tiên muốn phát triển hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân, “đó sẽ là kết thúc của họ”.

    15. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Il-sung và Tổng thống Mỹ Jimmy Carter gặp mặt vào tháng 6/1994, chỉ vài tuần trước khi ông Kim qua đời. Các cuộc đàm phán của họ đã là nền tảng ban đầu cho Hiệp định khung về việc tạm dừng chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Đổi lại, Bình Nhưỡng sẽ có nguồn cung cấp dầu mỏ và năng lượng để vận hành hai nhà máy điện hạt nhân.

    16. Tổng thống Clinton gặp mặt cấp phó của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il, Phó Nguyên soái Jo Myong-rok, tại phòng Bầu dục vào ngày 10/10/2000. Hai nước đã thống nhất công bố cam kết không có “âm mưu hay ý định thù địch” đối với nhau.

    17. Ông Kim Jong-il chúc mừng Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Madeleine Albright tại Bình Nhưỡng ngày 24/10/2000. Đây là bước đầu đàm phán nhằm chấm dứt chương trình nghiên cứu tên lửa hạt nhân của Triều Tiên nhưng Tổng thống Clinton đã "không đủ thời gian" tại nhiệm để hoàn thành kế hoạch của mình.

    18. Tổng thống Mỹ George W. Bush quan sát khu DMZ và các đồn biên phòng Triều Tiên vào tháng 2/2002. Sau khi nhận xét Triều Tiên, Iraq và Iran là các quốc gia “gây hấn”, ông Bush tuyên bố rút khỏi thỏa thuận năm 1994 với lý do quân đội Hàn Quốc đã chế tạo thành công bom uranium để đối phó với Bình Nhưỡng.

    19. Những người lính Hàn Quốc và Mỹ rời khỏi một chiếc trực thăng sau cuộc tập trận quân sự vào ngày 8/1/2003. Hai ngày sau, Triều Tiên tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Không nghiên cứu vũ khí hạt nhân. Các quan chức Mỹ xác nhận rằng lò phản ứng đã hoạt động trở lại.

    20. Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, John Bolton, bỏ phiếu tán thành sử dụng biện pháp cứng rắn chống lại chương trình thử nghiệm hạt nhân sau khi Triều Tiên kích nổ quả bom nguyên tử đầu tiên của họ vào tháng 10/2006. Ông Bolton, hiện đang là cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump từng có nhiều phát biểu tiêu cực trong suốt quá trình đàm phán chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh.

    21. Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm DMZ vào tháng 3/2012. Chính quyền của ông đã áp dụng chính sách "chiến lược kiên nhẫn", chỉ tham gia đàm phán với Bình Nhưỡng trong những điều kiện nhất định. Lãnh đạo mới của Triều Tiên, ông Kim Jong-un, đã bỏ qua các yêu cầu và tiếp tục tiến hành chương trình vũ khí hạt nhân.

    22. Ông Kim Jong-un kỷ niệm thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 vào ngày 3/7/2017. Một tên lửa khác được ra mắt vào cuối tháng 7/2017 đã chứng minh Triều Tiên hoàn toàn có khả năng sản xuất loại tên lửa có tầm bắn tới Mỹ.

    23. Mỹ hoàn thành việc triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa ở Hàn Quốc trên một sân golf vào ngày 7/9/2017. Động thái này đã khiến Trung Quốc quan ngại. Các quan chức Bắc Kinh lập luận rằng hệ thống phòng thủ biên độ cao (Thaad) sẽ làm đảo lộn chiến lược cân bằng trong khu vực”.

    24. Tổng thống Trump cảnh báo trước Liên Hiệp Quốc rằng Mỹ sẵn sàng "xóa sổ hoàn toàn" Triều Tiên và gọi Lãnh đạo Kim là "Rocket Man" vào ngày 19/9/2017. Trước đó, ông Trump cũng từng đe dọa sẽ tung ra "lửa, giận dữ và một sức mạnh thế giới chưa từng thấy trước đây”.

    25. Ông Kim Jong-un ra lệnh khởi động tên lửa Hwasong-15 có tầm bắn xa hơn vào ngày 28/11. Lãnh đạo Triều Tiên tuyên bố chương trình vũ khí đã “hoàn thành” sau buổi thử nghiệm, tuyên bố khả năng quân sự của Bình Nhưỡng hoàn toàn có thể nhắm tới Mỹ.

    26. Đài truyền hình quốc gia phát sóng bài phát biểu của ông Kim Jong-un vào ngày 1/1/2018. Sau khi khen ngợi các thành tích của quân đội và lực lượng nghiên cứu vũ khí hạt nhân, ông Kim cũng thông báo về việc đội vận động viên Triều Tiên sẽ tham gia Thế vận hội mùa đông tại Hàn Quốc.

    27. Phó tổng thống Mỹ Mike Pence (ghế thứ hai hàng đầu) ngồi khá gần với em gái Kim Yo-jong của lãnh đạo Triều Tiên. Tuy nhiên, trong lễ khai mạc Thế vận hội vào ngày 9/2, họ không gặp nhau. Sự kiện này là một phần của các cuộc gặp gỡ ngoại giao giữa 3 bên Hàn Quốc – Mỹ - Triều Tiên.

    28. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gặp mặt ông Kim Jong-un trong chuyến thăm viếng Bình Nhưỡng bí mật vào cuối tháng 3. Ông Pompeo đã trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ đến thăm Triều Tiên kể từ sau cựu Ngoại trưởng Albright năm 2000.

    29. Ông Trump vượt qua sân cỏ phía nam của Nhà Trắng với cựu gián điệp Triều Tiên, Đại tướng Kim Yong-chol, vào ngày 1/6. Sau nhiều tháng đàm phán kịch tính, ông đã chính thức tuyên bố hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra như dự kiến.

    Thu Phương(Theo Bloomberg)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhin-lai-gan-7-thap-ky-quan-he-ngoai-giao-my---trieu-tien-qua-anh-a232224.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan